Mở spa mini tại nhà đang là một hình thức kinh doanh đem lại lợi nhuận cả trăm triệu trên tháng. Rất nhiều người yêu thích làm đẹp đã đầu tư mở spa mini nhưng thường thua lỗ ngay trong tháng đầu tiên do thiếu kinh nghiệm. Do vậy, hôm nay KiotViet sẽ chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh spa nhỏ cho các bạn muốn khởi nghiệp từ nghề này.
1. Đầu tư học một khóa spa chuyên nghiệp
Có thể nói, đây là một bước vô cùng quan trọng bởi nó sẽ cho bạn sự trải nghiệm và nắm rõ được các kiến thức liên quan đến làm đẹp. Từ đó có cơ sở để lên kế hoạch cho tương lai cần làm gì và cần những gì để mở spa mini. Bạn cũng sẽ có sự định hướng cũng như vạch ra các bước phát triển giúp cửa hàng spa hoạt động trơn tru và đem lại nhiều lợi nhuận.
2. Dự trù vốn ban đầu trước khi mở spa mini
Tùy thuộc vào quy mô mà bạn lựa chọn thì số vốn ban đầu là khác nhau. Bạn cần chuẩn bị đủ tiền để mua trang thiết bị, máy móc, vật dụng chăm sóc sắc đẹp, phí thuê mặt bằng,... Nếu bạn muốn mở một tiệm spa nhỏ quy mô hộ gia đình thì tháng đầu có thể chỉ cần thuê thêm một đến hai nhân viên để tiết kiệm chi phí. Còn sau này khi đã có thu nhập ổn định thì hãy thuê thêm nhiều người.
3. Chọn địa điểm mở Spa mini
Nếu bạn có một căn nhà đủ rộng thì bạn hãy mở ngay tiệm spa tại đây mà không cần mất thêm chi phí hay công sức để đi thuê mặt bằng. Còn nếu bạn quyết định đi thuê để kinh doanh thì nên chọn những địa điểm gần cửa hàng thời trang nữ, khu dân cư đông đúc, phòng tập gym, khu văn phòng công sở,...
4. Đầu tư thiết bị máy móc và mỹ phẩm chuyên dụng
Bạn nên chọn dưỡng phẩm chăm sóc da tại những công ty uy tín nhất trên thị trường có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo các spa đã đi trước để tìm một nguồn hàng chất lượng nhất.
5. Thiết kế logo đặc trưng cho cửa hàng
Mặc dù là kinh doanh spa nhỏ nhưng bạn nên có nhãn hiệu, có logo riêng để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như là cách để họ nhận diện ra cửa hàng mình. Nên đặt những tên thân thiện, dễ nhớ nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa, hoặc có thể đặt cửa hàng spa theo tên cá nhân của mình.
6. Trang trí không gian quán spa nhỏ chuyên nghiệp và bắt mắt
Bởi quy mô cửa hàng spa nhỏ nên việc bố trí nội thất sao cho không gian trở nên rộng rãi là điều cần thiết. Không gian sẽ trở nên thoáng và rộng hơn nếu bạn trang trí trên tường những tấm gương lớn và sắp xếp giường hay trang thiết bị một cách khoa học, hạn chế để chồng chéo lên nhau.
Với căn phòng thì bạn cần trang trí những tấm rèm mỏng màu trắng hoặc màu kem. Ngoài ra bạn nên lưu ý phối các gam màu với nhau sao cho phù hợp. Bạn có thể kết hợp màu kem cho phong cách nhẹ nhàng với màu nâu cho không gian thêm ấm cúng, gần gũi.
Bên cạnh đó, bạn hãy chú tâm đến lựa chọn mùi hương cho căn phòng. Đây sẽ là tiêu chí được chú trọng nhất trong thiết kế spa. Một mùi hương nhẹ nhàng quyến rũ sẽ giúp tinh thần khách hàng được thanh thản, thư giãn nhất.
7. Tuyển nhân viên đủ tiêu chuẩn
Nhân viên spa đòi hỏi phải có kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này. Sở hữu ngoại hình ưa nhìn, có khả năng giao tiếp tốt, ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử lịch sự để làm hài lòng khách hàng. Nắm vững kiến thức về mảng sức khỏe và làm đẹp để có thể giải quyết các thắc mắc của khách hàng.
Bên cạnh đó, nhân viên spa phải có ý thức tốt và làm việc hiệu quả, có trách nhiệm, biết nhận lỗi và ham học hỏi khi làm việc. Do đó, khi tuyển nhân viên spa, các bạn cũng cần xem xét liệu nhân viên có quyết tâm trong nghề không?, có gắn bó và sẵn sàng xây dựng spa không?
8. Quản lý kinh doanh spa nhỏ
Đặc điểm của kinh doanh spa nhỏ là sản phẩm của bạn chính là dịch vụ. Vì vậy việc quản lý sẽ khác nhiều so với những những sản phẩm là hàng hóa thông thường. Thường thì 70 - 80% spa hiện nay là spa – phục vụ trong một vài giờ đồng hồ, hoặc lâu hơn tùy theo gói dịch vụ mà khách hàng lựa chọn. Để chăm sóc cho khách hàng được diễn ra thuận lợi, chủ cửa hàng cần tính toán số tiền họ phải bỏ ra theo giờ. Bạn cũng nên đặt ra nhiều gói dịch vụ khách nhau từ bình dân đến cao cấp để tiện quản lý.
Bên cạnh đó, bạn nên có quy trình quản lý kho nguyên liệu, dưỡng phẩm chăm sóc kỹ càng. Sau mỗi ngày bạn cần tính toán lại lượng hao hụt khi sử dụng trong quá trình chăm sóc khách hàng để từ đó có kế hoạch cân đối định lượng và giảm thất thoát.
Nguồn ( kiotviet )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét