Ngành kinh doanh mỹ phẩm không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt. "Đẹp, đẹp nữa, đẹp mãi" luôn là tuyên ngôn sống của các chị em và nhu cầu làm đẹp của chị em là không bao giờ có thể xóa nhòa. Vậy nên từ nhu cầu không thể thiếu và thay đổi này bạn cần phải nắm bắt được cơ hội để kinh doanh mỹ phẩm phục vụ cho mọi người. Nhưng không phải ai cũng có thể kinh doanh mỹ phẩm thành công vì nó có rất nhiều yếu tố chúng ta cần phải xem xét.
Nhằm giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong hoạt động kinh
doanh mỹ phẩm, chúng tôi xin gửi tới bạn bài viết về các bước để mở một cửa hàng
kinh doanh mỹ phẩm thành công. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích nhiều cho
bạn trong hoạt động kinh doanh sau này.
1. Những thuận lợi khi chọn kinh doanh mỹ phẩm
Nói về cái thuận lợi đầu tiên khi kinh doanh mỹ phẩm đó
chính là nhu cầu làm đẹp của chị em là rất lớn và phong phú, phụ nữ luôn muốn đẹp,
đẹp hơn nữa và đẹp mãi nên việc chăm sóc da mặt hay trang điểm là điều không thể
thiếu. Với thị trường hội nhập, cơ hội để các thương hiệu nước ngoài tràn về Việt
Nam cũng là cơ hội để chị em thỏa sức lựa chọn các sản phẩm. Chưa kể đến là những
công ty mỹ phẩm trong nước cũng ra sức sản xuất, chạy đua cùng những hãng nước
ngoài nổi tiếng. Như vậy có thể nói rằng nhu cầu của người bán và người mua
càng ngày càng lớn.
Điều thứ 2 đó là nguồn hàng mỹ phẩm luôn đa dạng, phong phú,
từ những sản phẩm cơ bản nhất là son, phấn má, sữa rửa mặt... cho đến các sản
phẩm chăm sóc sâu cho da mặt đều luôn sẵn trên thị trường. Việc bạn tìm những
nguồn hàng là vô cùng dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn kinh doanh mỹ phẩm Hàn Quốc,
Nhật Bản hay mỹ phẩm Châu Âu, mỹ phẩm Việt Nam, mỹ phẩm handmade đều được. Nguồn
hàng mà bạn nhập thì nên tìm hiểu kỹ các công ty, nhà phân phối lớn để tránh bị
lừa đảo nhé.
Và điều khiến kinh doanh mỹ phẩm trong thời đại nay hết sức
thuận lợi đó chính là sự phát triển của mạng Internet. Dù bạn không có nhiều vốn
nhưng vẫn có thể kinh doanh mỹ phẩm online bằng cách đưa hình ảnh sản phẩm của
mình đến hàng triệu người trên mạng thông qua Facebook, Instagram, Website... một
cách cực kỳ đơn giản. Hiện nay nhiều chủ shop còn tiến hành Live Stream trên mạng
để trực tiếp giới thiệu tác dụng sản phẩm hoặc dùng thử trải nghiệm cho khách
hàng thấy tận mắt.
2. Các bước mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm "hốt
bạc" cho chủ shop
1. Nắm rõ quy định về
quản lý mỹ phẩm
Để kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả nhất thì đầu tiên, bạn cần nắm
được và hiểu rõ các quy định về quản lý mỹ phẩm của bộ y tế về các vấn đề như:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy tờ cho việc công bố các sản phẩm mỹ phẩm
- Thông tin sản phẩm rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ
- Các yêu cầu về an toàn sản phẩm
- Các yêu cầu về quảng cáo (rất nhiều các đơn vị quảng cáo mỹ
phẩm sai sự thật đã bị cơ quan chức năng phạt rất nặng)
2. Chuẩn bị tiền vốn để
kinh doanh
Để kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả thì việc xác định số vốn bỏ
ra là một yếu tố hết sức quan trọng. Nó chi phối rất nhiều đến hình thức và quy
mô kinh doanh của bạn.
Nếu có số vốn hạn chế thì bạn có thể lựa chọn hình thức kinh
doanh mỹ phẩm online hoặc mở cửa hàng với quy mô nhỏ lẻ. Còn nếu bạn có vốn đầy
đủ thì hoàn toàn có thể nghĩ đến việc mở một cửa hàng lớn, kết hợp với việc bán
hàng đa kênh, đồng thời số lượng mặt hàng nhập về sẽ nhiều và đa dạng hơn.
Tuy nhiên, dù vốn nhiều hay ít thì bạn cũng cần tính toán thật
cẩn thận bởi vì ngoài các chi phí cố định để đầu tư cho cửa hàng như thuê mặt bằng,
mua tủ kệ, thuê nhân viên, tiền hàng, phần mềm quản lý bán hàng,… thì còn có thể
phát sinh thêm nhiều chi phí khác.
3. Lựa chọn nhãn hàng,
sản phẩm để kinh doanh
Muốn kinh doanh thì phải có hàng để bán phải không nào? Đây
là giai đoạn bạn cần phải cân nhắc ngay từ lần đầu tiên xuất hiện ý tưởng kinh
doanh mỹ phẩm. Đó có thể là đồ make-up, son dưỡng, kem chống nắng, kem dưỡng
da, sữa rửa mặt… Trên thị trường hiện nay có vô vàn các thương hiệu mỹ phẩm
trong và ngoài nước, tuy nhiên đừng bao giờ cho rằng bạn sẽ ôm tất cả các loại
thương hiệu này để bán mỹ phẩm nhé, nhất là khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực này.
Một gợi ý dành cho bạn đó là lựa chọn những mảng mà bạn
chuyên sâu và đã có kinh nghiệm sản xuất hoặc phân phối là mẹo nhỏ tiếp theo của
kinh doanh mỹ phẩm. Ví dụ, bạn có những hiểu biết nhất định về bán các sản phẩm
makeup tự nhiên, hoặc mỹ phẩm thiên nhiên hay dưỡng môi chẳng hạn. Không nên cố
gắng sản xuất hoặc phân phối quá nhiều thứ cùng một lúc từ ngay ban đầu khi
kinh doanh mỹ phẩm. Hơn thế nữa, bằng việc lựa chọn thị trường ngách, bạn có thể
tập trung xây dựng những chiến lược marketing phù hợp với đối tượng khách hàng
mục tiêu.
Đồng thời, theo kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm, có thể bạn
chưa biết một số thương hiệu mỹ phẩm không cho phép bất cứ đơn vị nào kinh
doanh sản phẩm mang tên thương hiệu của họ, trừ khi đó là đại lý ủy quyền hoặc
cửa hàng thuộc sự quản lý của họ. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ thông tin để
tránh xảy ra những xung đột về luật pháp.
4. Mở cửa hàng
Để mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, bạn có 2 sự lựa chọn: Thuê mặt bằng tại khu vực trung tâm, đông người qua lại, hoặc kinh doanh tại khu vực gần nhà với giá cả mặt bằng phải chăng (hoặc tự mở cửa hàng tại nhà của mình).
Vị trí địa lý quyết định rất lớn đến sự thành công khi kinh
doanh mỹ phẩm bán lẻ. Dù là địa điểm ở đâu, bạn cũng nên chọn những khu vực có
mật độ cư dân qua lại đông đúc, đường phố đi lại dễ dàng, có chỗ để xe thoải
mái cho khách hàng,… Tìm những địa điểm có giá thuê rẻ để bắt đầu là lời khuyên
rất hữu ích, khi bạn chưa rõ sản phẩm của mình có được thị trường yêu thích hoặc
liệu bạn có đủ nguồn lực cạnh tranh với các thương hiệu khác hay không.
Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ rằng, địa điểm cửa hàng mỹ phẩm
chỉ là một trong số các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Phần
lớn, khách hàng tìm đến cửa hàng mỹ phẩm của bạn bởi chất lượng sản phẩm, dịch
vụ chăm sóc phục vụ khách hàng nhiệt tình, tận tâm. Thực tế, có khá nhiều cửa
hàng mỹ phẩm nổi tiếng được đông đảo các bạn trẻ biết đến đều không có được vị
trí quá đẹp. Vì vậy, nếu chọn được địa điểm đẹp thì bạn đã có được một lợi thế
rồi đó.
5. Thiết kế và trang
trí cửa hàng
Phong cách, thiết kế cửa hàng sẽ tác động đến nhìn nhận của
khách hàng về cửa hàng. Cách bạn thiết kế, trang trí có thể làm cửa hàng mỹ phẩm
trở nên "cao cấp" hơn hoặc "rẻ tiền" hơn.
Ngoài ra, để mang đến hình ảnh chuyên nghiệp của cửa hàng mỹ
phẩm trong mắt khách hàng, bạn nên trang bị cho quầy thu ngân một bộ thiết bị hỗ
trợ bán hàng gồm: Máy in hóa đơn, máy quét mã vạch. Nếu cửa hàng mỹ phẩm bạn mở
ra với mô hình lớn, bạn nên tham khảo một số thiết bị cho cửa hàng bán lẻ.
6. Thuê nhân viên
Việc thuê nhân viên cho cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm sẽ phụ
thuộc vào 2 yếu tố đó là số lượng khách và mặt hàng bạn đang bán. Nếu chỉ mới tập
kinh doanh thì lời khuyên dành cho bạn là không nên tuyển thêm nhân viên bởi
ban đầu bạn chưa định hình được con số doanh thu cụ thể từng tháng, do vậy sau
3 - 6 tháng nếu việc kinh doanh đi vào ổn lượng, có lượng khách đều đặn thì lúc
đó bạn tuyển thêm nhân viên cũng chưa muộn.
Hãy cố gắng tối ưu số người nhất có thể bằng cách sử dụng phần
mềm quản lý bán hàng, giúp tiết kiêm một phần chi phí, nhất là trong giai đoạn
mới bắt đầu kinh doanh.
7. Quảng bá thương hiệu
Một trong những bước cực kỳ quan trọng và khó khăn trong thị
trường đầy cạnh tranh hiện nay. Bên cạnh việc bán hàng tại cửa hàng theo cách
truyền thống. Với tỉ lệ người sử dụng Internet mua hàng ngày càng cao, tất
nhiên các bạn không thể bỏ qua kênh bán hàng đầy tiềm năng này rồi. Bạn cũng cần
tập trung vào xây dựng nhận diện về các sản phẩm đặc biệt bạn đang có đối với
khách hàng mục tiêu. Khám phá các địa điểm thích hợp trong thành phố, đưa sản
phẩm của mình tới các đơn vị có sử dụng mỹ phẩm để quảng bá.
Ngoài ra bạn cũng có thể tổ chức các buổi event ra mắt sản
phẩm, các chương trình khuyến mại, giảm giá.
Ngoài ra, trên các kênh social và website, tất cả các sản phẩm
đều cần có hình ảnh rõ nét và miêu tả thông tin một cách chi tiết nhất. Xây dựng
các chiến lược content hiệu quả để tăng sự tương tác với những follower trên mạng
xã hội.
8. Xây dựng kế hoạch
Marketing
Một kế hoạch marketing đúng đắn sẽ vạch ra cho các bạn những
hướng đi để tiếp cận tới nhiều khách hàng nhất. Các sản phẩm nói chung và về
ngành mỹ phẩm nói riêng, muốn có cầu nhiều hay không phụ thuộc vào đội ngũ
marketing có tạo ra xu hướng cho sản phẩm đó hay không.
9. Test sản phẩm
Để việc kinh doanh mỹ phẩm thành công hơn thì trước khi quyết
định bán loại mặt hàng mỹ phẩm gì, hãy kiểm tra sản phẩm đó. Tặng một số mẫu
cho những người quen, bạn bè, và chính bản thân mình để đánh giá sự hài lòng về
sản phẩm so với mức giá tiền. Bước này sẽ giúp bạn xác định thêm liệu thị trường
và các tệp khách hàng mục tiêu có sẵn sàng đón nhận sản phẩm của mình hay
không.
10. Chăm sóc và phản hồi
những ý kiến từ khách hàng
Một khâu không kém phần quan trọng đó chính là chăm sóc
khách hàng. Việc có khách mua đã là điều khó, chăm sóc, support khách, giữ chân
khách còn là chuyện khó hơn, bởi muốn "tồn tại" trên "chiến trường"
ác liệt này, bạn phải sở hữu cho mình một kỹ năng chăm sóc khách hàng giỏi để
khách luôn sử dụng dịch vụ của bạn chứ không phải của đối thủ.
Và phản hồi của khách hàng chính là những điều quý giá các
doanh nghiệp nhận được, bởi nhờ đó mà mình biết mình còn đang thiếu sót gì và cần
cải thiển gì. Nhưng để nhận được những lời feedback đó thay vì chờ đợi khách
hàng chủ động, bạn nên chủ đồng đề nghị họ nhận xét về mình.
Có thể nói kinh doanh mỹ phẩm không hề khó, cái khó là làm
sao để trụ vững không bị đào thải trong ngành công nghiệp đầy tính cạnh tranh
như thế này. Kinh doanh mỹ phẩm là một ngành vô cùng tiềm năng tại Việt Nam, nếu
không ngại thử thách, vẫn còn rất nhiều cơ hội cho bạn để làm giàu trong thị
trường này.
Nguồn: salekit.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét