Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Kinh doanh đặc sản online: Ý tưởng kinh doanh 1 vốn 4 lời

Kinh doanh, buôn bán các mặt hàng đặc sản vùng miền online đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay, khi thời đại của xu hướng “ăn ngon mặc đẹp” lên ngôi. Người ta không hề tiếc tiền khi bỏ ra vài trăm ngàn, vài triệu, thậm chí vài chục triệu để được thưởng thức những mặt hàng đặc sản vùng miền tươi ngon và mang đậm chất riêng biệt.

Nếu chưa tìm được hướng đi cho mình, bạn có thể kinh doanh đặc sản online, và nếu kinh nghiệm kinh doanh online chưa có thì bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn để kinh doanh thành công.

1. Nghiên cứu thị trường

Lựa chọn đặc sản nên thực hiện song song với việc nghiên cứu thị trường, hãy xem khách hàng đang thực sự muốn và thích món ăn đặc sản vùng miền như thế nào? Trên thị trường đã có shop online hay cửa hàng nào bán sản phẩm bạn định kinh doanh hay chưa? Mức sống người dân quanh đó như thế nào, doanh số tiềm năng có khả quan hay không, tiêu thụ nhanh hay chậm, giá cả thế nào?,…

Phần lớn đối tượng khách hàng tiềm năng là các bà nội trợ, giới văn phòng có thu nhập có nhiều thời gian online,… Những đối tượng khác bạn cũng đừng quên khai thác triệt để, vì bán hàng online nên bạn phải tận dụng mọi mối quan hệ, không bỏ sót một đối tượng khách hàng nào hết.

2. Lựa chọn đặc sản

Đặc sản thì có rất nhiều loại của nhiều vùng miền khác nhau, khi đã chọn kinh doanh mặt hàng này, điều đầu tiên bạn phải ghi nhớ đó là chỉ chọn những sản phẩm độc, mới lạ, chưa được bán rộng rãi bên ngoài cũng như bán online qua mạng. Vì tâm lý tò mò muốn dùng thử nên khách sẽ đặt mua, như vậy bạn đã thành công thu hút được khách hàng.

Vì sao không chọn những đặc sản phổ biến? Vì những sản phẩm đó đã quá quen thuộc, mọi người có thể đã chán, hoặc những đặc sản đó không khó để mua, được bày bán nhiều nơi. Ví dụ như bánh đậu xanh Hải dương- món đặc sản quá quen với bất kỳ ai, có thể tìm mua bất kỳ cửa hàng, siêu thị nào.

Hãy mạnh dạn thử sức kinh doanh đặc sản quê mình nếu nơi bạn sinh ra có nhiều món ăn ngon, độc lạ nhé. Hoặc bắt tay với bạn bè, người thân lấy đặc sản quê bạn để kinh doanh cũng là một ý kiến hay khi quê hương bạn không có món đặc sản nào có nhiều tiềm năng.

Các món đặc sản bạn có thể tham khảo đó là tôm chua Huế, như thịt trâu gác bếp, nem chua Thanh Hóa, bưởi Đoan Hùng, chả mực Quảng Ninh, nho xanh Ninh Thuận, bơ sắp Đắk Lắk, Cam Canh, nước mắm Phú Quốc, bưởi Năm Roi, chè Thái Nguyên, bánh pía Sóc Trăng,… rất được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.

Khi mới bắt tay vào kinh doanh, bạn hãy chỉ nên tập trung vào 1 hoặc 2 mặt hàng đặc sản thử nghiệm trước, khi đã bắt đầu quen với khách hàng, tạo dựng được tiếng tăm cho thương hiệu thì hãy mở rộng thêm các loại sản phẩm đặc sản khác nếu có điều kiện tài chính.

3. Mua sỉ đặc sản vùng miền ở đâu?

Khi đã hoàn thành hai bước quan trọng là chọn được mặt hàng kinh doanh và nghiên cứu thị trường, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là tìm nguồn hàng uy tín.

Nếu chọn đặc sản quê mình hoặc tỉnh khác nhưng có người quen thì đơn giản rồi, chỉ cần nhờ bố mẹ người thân dẫn mối đi mua và chọn hàng, vừa an tâm nguồn hàng chất lượng lại tiết kiệm được thời gian đi lại, có khi lại lấy được giá gốc tốt hơn.

Nếu lấy đặc sản ở tỉnh khác mà không có người quen thì khó hơn, bạn phải lấy lại từ người khác, không phải tận gốc nên xuất xứ, chất lượng nguyên liệu, hương vị,… bạn phải kiểm tra kĩ càng.

Vì vấn đề an toàn thực phẩm đang thực sự báo động khi mà quá nhiều những cơ sở chế biến sản xuất bị phát hiện sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh, bán đồ giả,… nên người tiêu dùng thường rất e ngại mỗi khi mua đặc sản. Ngoài ra, khá nhiều người kinh doanh không có tâm bán những sản phẩm kém chất lượng, dán mác vùng miền làm ảnh hưởng tới những người làm ăn chân chính và ảnh hưởng tới danh tiếng của vùng.

Bởi vậy, bạn phải khiến khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của mình, chứng minh được đặc sản mình kinh doanh chính gốc, không sử dụng phụ gia, chất cấm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.

Muốn vậy, buộc bạn phải tìm được mối cung hàng uy tín, chất lượng đảm bảo, luôn có hàng mới, khi bạn nhập về bán không lo bị lỗ vốn do bị tồn hàng vì hàng ăn không để được lâu.

4. Kinh doanh đặc sản online cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh bất cứ mặt hàng nào cũng cần phải có vốn. Riêng kinh doanh đặc sản online thì bạn cần chuẩn bị tối thiểu là 50 triệu, tối đa là 200 triệu đồng để mua hàng, quảng cáo, lập website bán hàng, tiếp thị sản phẩm,… Tiềm lực tài chính lớn bao nhiêu thì kinh doanh càng thuận lợi bấy nhiêu.

Nếu lấy đặc sản ở quê mình thì bạn có thể không bị áp lực quá về vốn vì bạn có thể lấy hàng gối đầu, bán rồi trả tiền hàng sau nên ban đầu việc kinh doanh sẽ không trở ngại lắm.

 

Còn nếu lấy lại nguồn hàng từ người khác, bạn buộc phải chuẩn bị đủ vốn để nhập hàng. Bởi vậy nên bạn phải tính toán nhập vừa đủ nhu cầu khách hàng, không nên nhập quá nhiều, hàng ăn sẽ hỏng nhanh vì không để lâu được, như vậy bạn sẽ thất bại ngay từ đầu đấy.

5. Quảng cáo đặc sản ra thị trường

Điều đầu tiên cần làm là thiết kế một website bán đặc sản thật chuyên nghiệp và đẹp mắt. Với hơn 40 triệu người Việt Nam online mỗi ngày như hiện nay thì việc có một website là hết sức quan trọng và quyết định phần lớn đến thành công của bạn.

Yên tâm đi, bạn không cần tự mình làm việc này, sẽ có Bizweb giúp bạn thiết kế website, việc còn lại của bạn là tìm cách tiếp thị sản phẩm sao cho hiệu quả và đạt doanh thu cao nhất. Ngay bây giờ hãy bắt đầu tạo website bán hàng dùng thử miễn phí và trải nghiệm nhé.

Tiếp theo là quảng bá các mặt hàng đặc sản vùng miền của bạn. Không riêng gì kinh doanh đặc sản online mà đã nói tới bán hàng qua mạng là phải quảng cáo.

Đầu tiên hãy tận dụng tất cả các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người quen,… ủng hộ, nhờ họ giới thiệu miệng để khách hàng biết tới sản phẩm của bạn.  Sau đó là tới tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, qua diễn đàn, Youtube để tiếp thị thêm, nếu người dùng quan tâm họ có thể quay trở lại website của bạn để xem thông tin sản phẩm và đặt hàng.

6. Ship hàng cho khách

Vì là đặc sản hầu hết là các món ăn nên khâu vận chuyển thực sự rất quan trọng. Đặc biệt là những hàng thực phẩm tươi sống, hoặc hàng không có chất bảo quản nếu vận chuyển quá lâu sẽ hư hỏng, bốc mùi. Vì vậy, việc giao hàng tận tay người mua phải được thực hiện nhanh chóng vừa đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng, lại làm hài lòng khách hàng tạo dựng uy tín cho thương hiệu đặc sản của mình, một công đôi việc. Nhớ xem ngay bài Bí quyết ship hàng hiệu quả nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm cho vấn đề này nhé.

Bạn có thể thuê một shipper riêng thành thạo đường phố, hoặc thuê một đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp để bảo đảm giao hàng nhanh, giữ được hương vị tươi ngon của đặc sản.

Nguồn: Sapo

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

4 Bước giải bài toán kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn hiện nay được xem là lĩnh vực kinh doanh nhiều tiềm năng, nguồn lợi khủng. Song, vấn đề đầu tiên mà những người có ý định kinh doanh nhà hàng cần giải đáp là mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cùng bạn 4 bước tính chi phí mở nhà hàng ăn uống.

Nguồn vốn đầu tư luôn là bước đầu tiên mà những người kinh doanh nhà hàng cần vượt qua. Việc tính toán và phân bổ chi phí đầu tư hợp lý không chỉ giúp bạn tiết kiệm ngân sách mà còn giảm nguy cơ phá sản do hết vốn. Đặc biệt là với ngành kinh doanh dịch vụ đặc thù như nhà hàng, quán ăn. Vì không phải ai cũng có thể thành công khi mở nhà hàng trong một thời gian ngắn.

Vậy mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Cách tính toán vốn đầu tư ban đầu khi kinh doanh nhà hàng gồm 4 bước dưới đây.

1. Chi phí đầu tư mặt bằng

Diện tích tối thiểu để mở một nhà hàng ăn uống là từ 50 – 100m2. Theo đó, khoản tiền bạn cần bỏ ra để thuê mặt bằng mở nhà hàng vào khoảng 30 – 60 triệu đồng. Tính trung bình giá thuê mặt bằng là 10 triệu đồng/tháng (mức giá này có thể tăng hoặc giảm tùy vào vị trí, khu vực thuê). Mở quán ăn thì rẻ hơn, trung bình 5-6 triệu đồng với một quán bình dân.

Thông thường chủ thuê đều yêu cầu đặt cọc trước từ 3 – 6 tháng. Như vậy, với giá thuê khoảng 10 triệu, khoản chi phí ban đầu bạn phải bỏ ra đầu tư vào mặt bằng mở nhà hàng phải đến 60 triệu đồng. Sau khi đã tìm được mặt bằng, bạn cần thực hiện công đoạn xin giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi mở nhà hàng.

2. Chi phí trang trí

Bộ mặt của nhà hàng, quán ăn rất quan trọng. Một vẻ ngoài bắt mắt và lung linh sẽ giúp nhà hàng của bạn thêm hút khách. Vậy kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn để trang trí, sắm sửa vật dụng? Con số tối thiểu phải từ 80 – 100 triệu đồng. Các khoản chi bao gồm:

- Chi phí sơn phết hoặc vẽ trang trí: từ 10 – 20 triệu đồng.

- Chi phí mua sắm bàn ghế: dao động vào khoản 30 - 40 triệu đồng với những bộ bàn ghế thông dụng bằng nhựa, inox hay gỗ. Một cửa hàng có diện tích tầm 80m2 thì cần đầu tư khoảng 20 bộ bàn ghế.

- Chi phí mua vật dụng nhà bếp (bếp gas, nồi niêu xoong chảo, chén dĩa,...): khoảng 35 triệu đồng.

- Chi phí mua tủ bảo quản thực phẩm: gồm tủ đông và tủ bảo quản rau củ, cần khoảng 20 triệu đồng.

3. Chi phí mua nguyên liệu

Nguyên liệu chính là khâu tốn kém nhất trong nguồn vốn đầu tư kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Vì nguyên liệu để chế biến thường rất dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hay bảo quản quá lâu. Dù vậy, vốn đầu tư vào việc mua nguyên liệu đôi khi chiếm đến 40% doanh thu của nhà hàng.

Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn nhập nguyên liệu thì phù hợp? Câu trả lời chính là:

- Thực phẩm tươi, nguyên liệu chế biến nên nhập mới mỗi ngày với mức trung bình từ 2 – 5 triệu đồng/ngày. Mức nhập này có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh doanh của nhà hàng.

- Số tiền cần mua gia vị dùng trong thời gian đầu (khoảng 1 tháng) vào khoảng 3 triệu đồng.

4. Chi phí thuê nhân sự

Kinh doanh nhà hàng thì không thể không có nhân viên phục vụ và bếp. Nếu tính lương trung bình của một nhân viên phục vụ toàn thời gian là 4 triệu đồng/tháng và đầu bếp là 5 triệu đồng/tháng, thì bạn cần chi ít nhất 9 - 10 triệu/tháng cho khâu nhân sự.

Trường hợp bạn là người quản lý kiêm đầu bếp chính thì có thể tiết giảm được ít nhiều chi phí này. Tuy nhiên, khi đó bạn nên tăng số lượng nhân viên để đảm bảo phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Đồng thời công tác quản lý và quy trình phục vụ cũng cần thực hiện bài bản, chuyên nghiệp nhằm giảm thất thoát.

#Nguồn: kiotviet

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Nên kinh doanh đặc sản vùng miền nào?

1. Ý tưởng

Đồ đặc sản tại các vùng miền luôn là mặt hàng đắt khách tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Mỗi khi đi du lịch, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mỗi người trước khi trở về là phải tìm mua bằng được đồ đặc trưng tại địa phương đó về làm quà hoặc sử dụng. Tuy vậy, không phải ai cũng có thời gian, tiền bạc đi du lịch để mua và thưởng thức đặc sản địa phương. Chính vì vậy việc bán hàng đặc sản tại các thành phố lớn dù là trực tuyến hay qua mặt bằng bán lẻ trực tiếp là sự lựa chọn tốt cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh với số vốn nhỏ.

Việc kinh doanh đặc sản vùng miền mặc dù có thị trường tiêu thụ rộng, nhưng gặp phải rào cản lớn nhất đó là tâm lý người tiêu dùng. Nhiều địa phương sản xuất hàng còn chưa chú trọng tới khâu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Chính vì vậy để kinh doanh thành công, bạn cần tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng.

Một vài đặc sản được ưa chuộng có thể kể đến như Thịt Trâu Gác Bếp, Chả Bò Đà Nẵng, Giò Me Nghệ An, Bò Một Nắng, Nai Một Nắng, Khô Bò Tây Nguyên, Khô Nai, Chân Giò Hun Khói, Thịt Lợn Gác Bếp, Lạp Xưởng Gác Bếp, Khô Nhái, Khô Rắn, tôm chua Huế, nem chua Thanh Hóa, chả mực Quảng Ninh, bưởi Đoan Hùng, nho xanh Ninh Thuận, bơ sắp Đắk Lắk, nước mắm Phú Quốc… Do đặc sản vùng miền đều là thực phẩm nên rất dễ tiêu thụ bởi nhu cầu ăn uống là nhu cầu thường trực trong xã hộ, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi tới các tỉnh thành.

Để cạnh tranh, việc cung cấp và phân phối rất được các cửa hàng chuyên kinh doanh loại hàng hóa này đặc biệt chú trọng, nhằm giành thiện cảm với khách hàng. Đặc biệt với các cửa hàng “sinh sau đẻ muộn” thì hàng tươi ngon, giao tận nơi, chế độ hậu mãi tốt là phương châm. Một số cửa hàng không chỉ bán mà còn hướng dẫn khách cách chế biến món ăn theo đúng hương vị tại nơi xuất xứ món đặc sản đó một cách tận tình; hướng dẫn khách cách chọn thực phẩm tươi ngon, cách phân biệt hàng thật, hàng nhái.

Dân kinh doanh đặc sản vùng miền cho rằng, để cạnh tranh tốt thì người bán phải có nguồn hàng ở quê để đảm bảo hàng đúng chất lượng.

Vì là các đặc sản vùng miền trên cả nước, nên giá thành cũng cao hơn các sản phẩm cùng loại thông thường trên thị trường. Tuy nhiên, với mong muốn có những món ăn vừa ngon vừa lạ thì giá cả không còn là yếu tố quyết định để các bà nội trợ chọn mua các mặt hàng này.

2. Điều kiện cần và đủ:

Để thực hiện hiệu quả mô hình này, bạn cần có một số điều kiện sau đây:

+ Bạn có số vốn nhiều khoảng 200 triệu, số tiền này dùng để mua hàng, thuê mặt bằng kinh doanh, lập web, quảng bá, tiếp thị sản phẩm… Tất nhiên tiềm lực tài chính càng lớn thì khởi đầu sẽ càng thuận lợi.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp, có khả năng tìm kiếm nguồn hàng đặc sản đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp.

+ Bạn biết kêu gọi sự hỗ trợ, ủng hộ của nhiều người…

+ Bạn phải có kiến thức kế toán cơ bản để quản lý tiền bạc chặt chẽ, ghi chép thu chi tỉ mỉ.

+ Bạn phải đủ kiên trì để theo đuổi con đường này.

3. Khó khăn và thuận lợi:

Khó khăn:

Một số khó khăn mà bạn phải đối mặt khi thực hiện mô hình này có thể kể ra như sau:

+ Tuyển dụng và đào tạo: Đây là vấn đề của rất nhiều người khởi nghiệp. Cho dù là người mới ra kinh doanh hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, nhưng nếu không xây dựng được một hệ thống vững vàng, sự nghiệp của bạn khó có thể phát triển và trường tồn.

+ Phân bổ vốn đầu tư: Nhiều người phân bổ vốn không đúng hoặc đầu tư không hiệu quả, do đó, không thu được hiệu quả như mong muốn, thậm chí thất bại. Để biết phải phân bổ vốn vào đâu, bạn nên viết dự án kinh doanh hoặc tham khảo từ những doanh nhân đi trước.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng khả thi, thiết thực.

+ Có thể gia tăng thu nhập bằng cách bán buôn cho các nhà hàng, khách sạn, siêu thị…

Đây là một mô hình mang lại lợi nhuận lớn. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, việc phát triển thành công mô hình này còn góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất, chế biến đặc sản tại các vùng miền, tăng thêm thu nhập cho người dân tại địa phương. Việc xây dựng chuỗi bán lẻ đặc sản hiệu quả, thậm chí xuất khẩu đặc sản ra nước ngoài cũng sẽ góp phần quảng bá hình ảnh nước ta với bạn bè quốc tế.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

5 Quy tắc vàng cần biết trong quy trình phục vụ nhà hàng

 Khách hàng có hài lòng hay không phụ thuộc rất nhiều vào các bước trong quy trình phục vụ nhà hàng. Mỗi bước sẽ đều cần thực hiện theo từng quy tắc riêng để đảm bảo tác phong lịch sự và chuyên nghiệp khi phục vụ. Dưới đây sẽ là 5 “quy tắc vàng” mà bất cứ một nhân viên phục vụ nào cũng cần nắm chắc để có thể giữ chân khách hàng.

1. Quy tắc chuẩn bị trước khi thực khách đến nhà hàng

Đây là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình phục vụ nhà hàng. Từ trước khi có những vị khách ghé chân tới, nhà hàng cần phải có hoàn thành các bước chuẩn bị để mọi thứ được sạch sẽ, tinh tươm và đúng quy chuẩn sẵn sàng đón khách. Cụ thể như sau:

- Sắp xếp bàn ghế, đầy đủ khăn trải bàn, bình hoa (nếu có) theo đúng vị trí trong tiêu chuẩn của nhà hàng.

- Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ không gian nhà hàng, đặc biệt là các khu vực khách dùng bữa.

- Sẵn sàng dụng cụ phục vụ đồ ăn thức uống cho khách.

- Nắm rõ danh sách khách đã đặt bàn, có thể sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng để dễ dàng kiểm soát danh sách khách đặt, sắp xếp sẵn và ghi nhớ vị trí của những vị khách này.

- Kiểm tra một lượt cơ sở vật chất của nhà hàng để đảm bảo mọi thứ đều đạt tiêu chuẩn.

2. Quy tắc đón tiếp khách hàng

Bước thứ 2 trong quy trình phục vụ nhà hàng chính là đón tiếp khách hàng. Trong bước này có 2 giai đoạn như sau:

- Chào khách và xác nhận đặt bàn: Khi khách hàng tới, lễ tân cùng nhân viên phục vụ cần thực hiện thao tác chào đón khách theo quy chuẩn và ngôn ngữ phù hợp. Sau đó bắt đầu hỏi khách đã đặt bàn trước hay chưa. Nếu có, xác nhận thông tin đặt bàn trên phần mềm quản lý nhà hàng dẫn khách hàng tới vị trí bàn ăn đã được sắp xếp sẵn. Nếu chưa, tiến hành hỏi đoàn khách có bao nhiêu người, yêu cầu về phòng thế nào, có cần phòng riêng hay không, có muốn ngồi ở phòng đặc biệt, phòng hút thuốc hay không,...

- Dẫn khách tới vị trí ngồi theo yêu cầu: Dựa theo mong muốn của khách hàng, nhân viên phục vụ dẫn khách tới vị trí phù hợp. Trong bước này, nhân viên phục vụ cần chỉ dẫn bằng bàn tay với các ngón tay khép lại, hướng thẳng bàn tay về phía bàn và giữ khoảng cách lịch sự với khách, chỉ nên đi trước từ 1-1,5 mét. Khi tới bàn, cần chỉ và giới thiệu đây là vị trí phù hợp với khách.

3. Quy tắc mời khách vào bàn và thực hiện ghi món

Đây là bước tiếp theo trong quá trình giao tiếp với khách hàng tại nhà hàng. Tại bước này, nhân viên phục vụ vẫn phải đảm bảo được cách giao tiếp lịch sự và khéo léo với khách hàng. Trong bước này, cần lưu ý những điều sau:

- Mời khách ngồi và tiến hành trải khăn cho khách: Trước tiên, nhân viên phục vụ cần kéo từng chiếc ghế nhẹ nhàng để mời khách ngồi, chú ý không gây tiếng ồn ảnh hưởng xung quanh và ưu tiên mời phụ nữ, người lớn tuổi và trẻ em trước. Sau đó, tiến hàng trải khăn cho khách. Nếu khách ăn theo thực đơn à la carte thì trải ăn ăn vào lòng khách, nếu ăn kiểu buffet thì gấp khăn hình tam giác và đặt ở bên trái vị trí khách ngồi.

- Giới thiệu thực đơn: Đưa thực đơn vào chính diện khách hàng bằng tay phải, nghiêng thân mình khoảng 30 độ. Sau đó lùi về phía sau khoảng 1,5 mét và đợi khách xem món. Nếu sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng thì trong lúc này cần trang bị thiết bị trên tay để sẵn sàng ghi lại món ăn khách chọn.

- Ghi nhận món ăn: Điền đầy đủ các thông tin khách hàng, thông tin bàn. Xin ý kiến của khách về các món như: bình thường, ít hay nhiều cay, chín tái hay chín toàn bộ,... Sau khi khách đã chọn đủ món, tiền hành đọc lại một lượt các món khách đã gọi để đảm bảo không có sai sót. Cuối cùng, cảm ơn khách và chuyển thực đơn được chọn tới bộ phận bếp thông qua phần mềm quản lý nhà hàng.

4. Quy tắc phục vụ món ăn

Sau khi món ăn đã chuẩn bị sẵn sàng và được thông báo qua phần mềm quản lý nhà hàng, nhân viên phục vụ cần tiến hành phục vụ các món ăn này lên bàn cho khách. Trong đó cần lưu ý:

- Mang các khay thức ăn cho khách theo đúng quy trình phục vụ.

- Không quên mời khách thưởng thức và chúc khách hàng ngon miệng.

- Sau đó lùi về vị trí thích hợp để dễ dàng quan sát và sẵn sàng phục vụ khi khách có nhu cầu.

5. Quy tắc thanh toán và dọn dẹp bàn ăn

Đây là bước cuối cùng tron quy trình phục vụ nhà hàng. Tại bước này được chia làm 3 bước nhỏ như sau:

- Thanh toán: Khi khách yêu cầu thanh toán, tiến hành báo với thu ngân và đưa hóa đơn thông qua phần mềm quản lý nhà hàng. Sử dụng sổ da kẹp hóa đơn và đựng trong khách để mang tới cho khách thanh toán.

- Tiễn khách: Cảm ơn khách đã lựa chọn nhà hàng để dùng bữa. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại khách.

- Dọn dẹp: Tiến hành thu dọn toàn bộ đồ ăn và các dụng cụ trên bàn ăn. Sau đó dọn dẹp vệ sinh các khu vực xung quanh bàn ăn, thay khăn trải bàn, đặt lại lọ hoa để mọi thứ trở lại trạng thái sạch sẽ ban đầu.

Nguồn: kiotviet

Ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm

 Và, nếu như bạn đam mê làm đẹp và muốn kinh doanh riêng, thì một ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm có lẽ là điều bạn nên làm nhất vào lúc này. Có rất nhiều cơ hội để bạn kinh doanh làm giàu trong ngành này, và dưới đây là một trong số đó.

I. Kinh doanh mỹ phẩm có lãi không?

Ngành công nghiệp mỹ phẩm đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nhu cầu về tất cả các loại sản phẩm làm đẹp bình dân, cao cấp ngày càng gia tăng, phát triển đồng đều ở các bộ phân dân cư khác nhau. Đặc biệt, ở tầng lớp trung lưu, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm mỹ phẩm xách tay cao cấp từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp,..., đang mở rộng, mang đến cơ hội đầu tư kinh doanh hấp dẫn cho nhiều người.

Trước đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm bị chi phối bởi các công ty hàng đầu như Unilever, MAC, Maybelline, .... nhưng ngày nay, nhiều công ty với quy mô vừa và nhỏ cũng đang góp mặt mạnh mẽ vào thị trường này

Không chỉ gói gọn trong thị trường bán lẻ mỹ phẩm, ngành công nghiệp mỹ phẩm còn bao gồm một loạt các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh khác như chăm sóc da, liệu pháp làm đẹp, thẩm mỹ viện, spa làm đẹp, cửa hàng mỹ phẩm, tiệm làm tóc,...

Những phân tích trên có thấy, có rất nhiều cơ hội kinh doanh trong ngành kinh doanh mỹ phẩm làm đẹp. Điều này chỉ ra rằng, ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm của bạn có thể triển khai ngay từ bây giờ và có thể mang lại lợi nhuận khủng sau một thời gian ngắn.

II. Ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm đột phá, lợi nhuận cao

1. Bán lẻ mỹ phẩm

Do nhu cầu sử dụng các loại mỹ phẩm luôn ở mức cao, dù là ở lứa tuổi, vùng miền nào đi chăng nữa, ở quê hay thành phố, thì bạn vẫn sẽ kiếm lời lớn khi mở cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm. Với công việc này, bạn cần phải nghiên cứu sâu các loại mỹ phẩm trước khi bắt tay vào kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu các loại mỹ phẩm đã được bán phổ biến ở nơi mà bạn dự định mở cửa hàng, cũng như thông tin về khách hàng mục tiêu, bao gồm cả sở thích và mức thu nhập của họ để chọn được mặt hàng phù hợp nhất.

2. Nhà phân phối mỹ phẩm

Giả sử bạn đã tích lũy được một số vốn kha khá, thì bạn có thể khởi nghiệp với quy mô lớn hơn là làm nhà phân phối mỹ phẩm cho các chuỗi cung ứng, bán hàng cho các nhà bán lẻ thay vì bán cho từng khách hàng.

Với ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm này, bạn có thể thu được mức lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó lại chỉ có thể áp dụng được khi mà bạn đã xây dựng quan hệ tốt với một hệ thống các cửa hàng bán lẻ. Trên thực tế, làm nhà phân phối mỹ phẩm là cách tốt nhất để né tránh sự cạnh tranh từ các nhà bán lẻ khác trong khu vực, và thậm chí là tìm kiếm thành công cho mình dựa trên những sự cạnh tranh này.

3. Sản xuất, bán mỹ phẩm handmade

Bạn có tự tin bản thân có thể tự làm ra những sản phẩm trang điểm hoặc chăm sóc da độc đáo và hiệu quả? Nếu có, thì bạn có thể bắt tay hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm handmade của mình. Bạn có thể lấy chính ngôi nhà của bạn làm địa điểm kinh doanh, nên chi phí ban đầu sẽ giảm đi đáng kể. Sản phẩm bạn làm ra có thể bán cho các nhà bán lẻ tại địa phương, hoặc bạn tự mở shop mỹ phẩm nhỏ để bán trực tiếp cho người dùng. Một lựa chọn khác là bán online để có thể giới thiệu sản phẩm tới người dùng ở khắp mọi nơi. Cũng đừng quên tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của những người đi trước để nâng cao cơ hội thành công cho mình nhé!

Bán mỹ phẩm handmade, mẹo xây dựng ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm đắt khách hiện nay

4. Nhận order mỹ phẩm từ các hãng nổi tiếng

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm, chưa có nhiều vốn hoặc muốn test nhu cầu thị trường, ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm xách tay là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Thông qua các mối quan hệ với bạn bè, người thân từ nước ngoài, các tiếp viên hàng không, bạn có thể liên kết với họ, nhận order mỹ phẩm xách tay từ các hãng mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới để kinh doanh kiếm lời.

Thông qua website bán hàng, các nền tảng MXH như Facebook, Instagram, Zalo,..., bạn có thể đăng các sản phẩm mỹ phẩm nổi tiếng của các hãng, giá bán, cách tính giá % order cho khách hàng chọn lựa. Vào các dịp sinh nhật hãng, các ngày lễ quan trọng, các hãng mỹ phẩm cũng đưa ra rất nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi sản phẩm. Nếu có nhiều vốn, bạn có thể gom hàng giảm giá để bán sau này. Nếu như bạn thực sự có khả năng, thì cơ hội làm giàu vẫn còn đang chờ đợi bạn ở phía trước.

Lưu ý: Để ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm oder được tiến hành thuận lợi, suôn sẻ, bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh hàng xách tay từ những người đi trước. Việc này sẽ giúp bạn tìm được các mánh, mẹo đánh hàng, làm việc với đơn vị vận chuyển,..., để giảm thuế, hàng ít lỗi, hỗ trợ tốt cho công việc kinh doanh của mình.

5. Kinh doanh mỹ phẩm online

Nhiều khách hàng bây giờ thích mua sắm trực tuyến hơn là phải ra khỏi nhà và đi đến tận cửa hàng. Do đó, mở một cửa hàng mỹ phẩm trên nền tảng trực tuyến cũng là một ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm đắt khách mà bạn cần tham khảo. Bạn thậm chí sẽ không phải quan tâm đến những vấn đề như vận chuyển, giao hàng. Nếu bán hàng trên những nền tảng như Tiki, Shopee, hay Sendo, bạn chỉ cần đăng sản phẩm, nhận đơn hàng, đóng gói, giao cho bên vận chuyển và sau đó nhận tiền. Nếu bán hàng trên các nền tảng MXH như Facebook, Instagram, bạn cần nắm được các bí quyết viết content, chạy quảng cáo thu hút khách hàng. Ngoài ra, để quản lý bán hàng hiệu quả, bạn có thể thì bạn có thể sử dụng nền tảng quản lý đơn hàng của Codon.vn.

Lưu ý: Để tiết kiệm chi phí quảng cáo, bạn cần phải tập trung quảng cáo vào các đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu lựa chọn Facebook là kênh bán mỹ phẩm chính, bạn cần tham khảo mẹo giảm chi phí quảng cáo Facebook hiệu quả.

6. Viết blog mỹ phẩm, làm đẹp

Nếu như bạn đã thu hút được một lượng lớn người xem trực tuyến dưới dạng blog hoặc email marketing, thì bạn có thể kiếm tiền từ kinh doanh mỹ phẩm thông qua hình thức affiliate marketing (tiếp thị liên kết). Bạn cần liên hệ với nhà cung cấp sản phẩm để lấy link bán hàng, sau đó gắn link này vào bài blog của bạn. Khi khách hàng chọn mua sản phẩm qua liên kết này, bạn sẽ nhận được một phần hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm. Sự khác biệt giữa tiếp thị liên kết với việc bán hàng online trên các nền tảng như Shopee, Tiki, ... là bạn thậm chí sẽ không cần phải chốt đơn, mà thay vào đó, bạn sẽ hướng người mua trực tiếp đến website của nhà cung cấp.

Trên đây là những ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm handmade, kinh doanh mỹ phẩm online + offline ăn khách nhất hiện nay; vẫn còn rất nhiều ý tưởng hay khác để bạn làm giàu với ngành công nghiệp tỷ đô này. Chúc các bạn thành công.

#Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

3 cách huy động vốn khi khởi nghiệp mở nhà hàng ăn

Kinh doanh nhà hàng ăn uống, bạn cần dự trữ nguồn vốn khá lớn. Bởi có thể trong 6 tháng đầu hoạt động, cửa hàng của bạn không thể đông khách như bạn mong muốn. Vì vậy, chuẩn bị vốn để đầu tư trang thiết bị mở cửa hàng và dự trữ là điều vô cùng quan trọng. Bạn đã biết cách huy động vốn từ những nguồn nào chưa?

1. Huy động từ gia đình, bạn bè

Có rất nhiều nguồn để tìm nguồn vốn khi mới khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng. Bên cạnh nguồn tích lũy từ bản thân, nếu chưa có đủ có thể huy động từ người thân trong gia đình hay bạn bè. Việc huy động vốn từ bạn bè và người thân là cách hữu hiệu nhất, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, huy động từ nhóm người này cũng không phải là dễ dàng vì bạn cần phải có uy tín và là người mà họ có thể tin tưởng được, bởi họ không dễ dàng bỏ tiền vào túi người mà mình không tin tưởng.

2. Huy động từ người làm ăn chung

Một cách khác mà nhiều người có thể áp dụng là góp vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là chia sẻ quyền quản lý nhà hàng nhưng đây được coi cách nhanh và hiệu quả nhất cho việc huy động vốn. Cách làm này có ưu điểm là không phức tạp về thủ tục và có thể dễ dàng tìm người hợp tác nếu ý tưởng tốt. Tuy nhiên, có một lưu ý là khi lựa chọn cộng sự không nên chỉ quan tâm đến tài chính của họ mà còn chú ý đến sự phù hợp về tính cách, hoàn cảnh, quan điểm và tham vọng kinh doanh... cũng như một số tiêu chí khác.

3. Vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng

Vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng cũng là một các huy động nguồn vốn cần tìm. Tuy nhiên, theo cách này cần phải thực hiện một số điều kiện nhất định hay thế chấp tài sản nào đó thì mới có thể vay. Hơn nữa, vay từ nhóm tổ chức này bạn cần phải làm thủ tục và các điều khoản về lãi suất cũng như thời hạn vay phải theo quy định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng này. Trên thực tế, vay nhóm tổ chức này thường phải trả với lãi suất cao.

4. Gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding)

Một công ty crowdfunding đóng vai trò trung gian giữa các nhà tài trợ trong cộng đồng và những dự án đang cần vốn. Ví dụ như Kickstarter hay Indiegogo. Tại Việt Nam, công ty crowdfunding đầu tiên mang tên ig9.vn ra đời năm 2013 đã hỗ trợ thành công dự án sách “Những người làm chủ số 1 Việt Nam”. Trước khi lựa chọn một công ty crowdfunding, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc tất cả câu chữ thỏa thuận và biết mình sắp tham gia vào điều gì. Một số website yêu cầu doanh nghiệp phải đạt được mức vốn huy động cố định ban đầu mới được giữ lại được khoản vốn thu hút đó. Thêm vào đó, một số website yêu cầu phần trăm hoa hồng trên mức vốn thu hút được. Và thường các website sẽ tính phí thanh toán cho các khoản tiền vốn huy động được.

Ngoài ra, nhà khởi nghiệp có thể huy động thêm vốn từ bạn bè và gia đình, hoặc tìm kiếm một nhà đầu tư chiến lược có hứng thú với sản phẩm. Ví dụ như ứng dụng Siri vốn là một sản phẩm được hãng Apple mua lại từ một số nhà phát triển độc lập để đưa vào dòng điện thoại iPhone. Rõ ràng, thay vì đợi đến khi tích lũy đủ tiền, chúng ta vẫn có nhiều cách huy động vốn thông minh và hiệu quả hơn để khởi nghiệp.

#Nguồn: Kiotviet

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

Kinh nghiệm mở quán ăn sáng thu hút khách hàng

Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Trong khi nhiều người siêng năng thường xuyên dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình, thì những người khác lại không thích hoặc không có đủ thời gian để nấu nướng dọn dẹp vào mỗi buổi sáng. Những khách hàng này sẽ có chung một tâm lý là chọn mua đồ ăn nhanh hoặc đi ra quán ăn sáng. Vừa tiết kiệm thời gian, không phải bỏ bữa sáng, lại không phải dọn dẹp nhiều. Cũng vì lý do này mà ý tưởng mở quán ăn sáng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Những kinh nghiệm mở cửa hàng ăn sáng dưới đây được biên tập cho nhiều mô hình kinh doanh đồ ăn sáng khác nhau, phù hợp với các ý định mở quán cà phê ăn sáng, mở quán bún ăn sáng, mở quán phở ăn sáng, mở quán phở ăn sáng,... , của các cá nhân, tổ chức trên cả nước.


1. Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng

Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng là bước đầu tiên bạn cần thực hiện để lên kế hoạch kinh doanh và quản lý quán ăn hiệu quả. Đối tượng khách hàng sẽ là điều kiện cơ bản để quyết định địa điểm kinh doanh, món ăn, giá cả, số vốn, .... của bạn.

Khách hàng mà bạn hướng đến là học sinh, sinh viên, lao động trong khu công nghiệp, nhân viên văn phòng, ..... hay là ai khác? Mỗi khách hàng lại có những đặc điểm riêng và bạn cần phải dựa vào đó để lên kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Mở quán ăn sáng ở quê cũng sẽ khác với ở thành phố, vậy nên nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất.

Chi tiết cách xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của quán ăn sáng đã được mô tả chi tiết trong bài viết phân tích thị trường mục tiêu trên Wikipedia. Bạn đọc có thể bấm vào link bài viết để tìm hiểu thêm.

2. Chọn địa điểm mở quán - Mở quán ăn sáng ở đâu?

Dựa trên cơ sở khách hàng mà bạn có thể chọn địa điểm kinh doanh gần nơi họ sinh sống, học tập, và làm việc để tăng khả năng tiếp cận. Khách hàng sẽ có xu hướng chọn quán ăn sáng gần nhất để tiết kiệm thời gian đi lại. Do đó, bạn lại càng cần phải xác định đối tượng khách hàng trước khi bắt tay vào kinh doanh.

Nếu như khách hàng của bạn chủ yếu là học sinh, sinh viên, thì bạn nên chọn địa điểm gần trường học hoặc nhà trọ sinh viên và ký túc xá. Nếu như khách hàng là công nhân, thì quán ăn nên được đặt gần các khu công nghiệp, nhà ở cho công nhân, hoặc ở trên đường đến các khu công nghiệp.

Đối với khách hàng là nhân viên văn phòng, thì bạn nên chọn địa điểm gần các tòa nhà văn phòng hoặc những nơi tập trung nhiều công ty. Quán của bạn cũng cần phải dễ thấy, dễ tìm và có chỗ để xe thoải mái để thu hút nhiều khách hàng hơn.

3. Nên bán món ăn sáng gì?

Tùy vào đối tượng khách hàng mục tiêu, mức thu nhập của họ và số vốn đầu tư cho việc mở quán ăn sáng để xác định những món ăn có trong thực đơn.

Đối với học sinh, sinh viên, và công nhân; họ là những người có thu nhập thấp, nên thường có tâm lý muốn chọn những quán ăn sáng nhanh, bình dân với giá cả phải chăng, và thường là những món như bún cá, phở, xôi, ...Đối với những khách hàng có thu nhập cao, việc ăn sáng đòi hỏi phải chất lượng, thoải mái. chất lượng. Họ thường sẽ có xu hướng chọn những món ăn sáng như phở bò, bánh mì sốt vang hoặc các món ăn của phương Tây như bánh pancake, bánh mì humberger, ....

Menu nên được đa dạng hóa để khách hàng có nhiều sự lựa chọn; đồng thời, cũng cần phải có giá cả niêm yết cụ thể cho mỗi món để khách hàng có thể lựa chọn nhanh hơn. Ở những quán ăn lớn, sang trọng thì menu phải có sẵn trên từng bàn, còn đối với những quán ăn nhỏ, bình dân thì bạn có thể dán menu trên tường.

Một kinh nghiệm mở quán ăn sáng thu hút khách hàng là bạn nên kết hợp kinh doanh đồ ăn sáng với các cà phê hoặc các loại đồ uống khác nhau như trà, nước uống có ga,,.. Các loại nước uống đi kèm không cố định mà thay đổi theo mùa hoặc theo nhu cầu cầu sử dụng của khách hàng. (Nếu muốn kinh doanh đồ uống đi kèm với đồ ăn sáng như chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị ở bài viết chia sẻ ý tưởng kinh doanh đồ uống mùa hè hút khách của chúng tôi).

4. Tìm hiểu công thức nấu đồ ăn sáng

Nếu đồ ăn không ngon thì chắc chắn bạn sẽ không thể thu hút khách hàng, cho dù mức giá có rẻ đến như thế nào đi chăng nữa. Do đó, công thức nấu, bộ phận nhà bếp sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bạn có thể sử dụng công thức của riêng mình, miễn là nó đảm bảo đủ ngon và hấp dẫn hoặc hợp tác mở quán ăn sáng với một người khác để tận dụng lợi thế của cả hai bên. Khi món ăn ngon, nó sẽ khiến khách hàng hài lòng và muốn quay trở lại nhiều lần. Đây cũng là một cách hiệu quả để tạo lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ khác.

5. Mở quán ăn sáng cần chuẩn bị những gì? Số vốn cần có?

Bạn đã sở hữu ý tưởng kinh doanh tuyệt vời nhưng lại băn khoăn không biết mở quán ăn sáng cần bao nhiêu vốn? Thông thường, để bắt đầu khởi động một quán bán đồ ăn sáng bình dân, bạn cần đầu tư các sản phẩm, dụng cụ cần thiết như biển hiệu, bàn, ghế ngồi, quạt, điều hòa, dụng cụ nhà bếp, tủ đông, bàn nấu ăn và các loại thực phẩm, nguyên liệu nấu ăn,....

Trong trường hợp bạn có nhiều vốn, muốn đầu tư kinh doanh quán ăn sáng cao cấp, phục vụ người có tiền, bạn cần phải đầu tư thêm các phần mềm bán hàng bổ trợ như máy tính, điện thoại, máy tính tiền, máy in hóa đơn,...

Trung bình, mức phí đầu tư dao động từ 10 triệu - 300 triệu tùy theo quy mô, mục tiêu kinh doanh. Trong trường hợp muốn nâng cấp mô hình kinh doanh đồ ăn sáng từ quán ăn lên nhà hàng, bán nhiều loại đồ ăn khác nhau, bạn cần sở hữu số vốn > 1 tỷ và có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, quản lý nhà hàng. (Bấm tìm hiểu thêm kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng tại đây)

6. Trang trí, thiết kế quán ăn sáng

Cho dù bạn bán đồ ăn sáng ở quê, ở thành phố, hay thậm chí là mở quán ăn đêm thì sự sạch sẽ lúc nào cũng phải được ưu tiên hàng đầu. Nếu như quán của bạn còn quá nhiều rác, dụng cụ bàn ghế không được sắp xếp gọn gàng, ..... thì khi khách hàng nhìn vào họ sẽ có cảm giác mất vệ sinh và không muốn ăn nữa.

Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng vì thế bạn cần phải dọn dẹp nhà hàng thật sạch sẽ và thường xuyên. Sau khi khách ăn xong, hãy lau bàn, dọn rác dưới chân bàn, và sắp xếp lại ống đũa, ... Cách tốt nhất để hạn chế phải dọn rác là đặt một thùng rác dưới mỗi chân bàn; khách hàng sẽ tự có ý thức vứt rác vào thùng thay vì vứt xuống dưới sàn nhà.


7. Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp

Có nhiều quán ăn nhân viên phục vụ có thái độ không tốt nhưng vẫn thu hút được nhiều khách. Tuy nhiên, điều này là do họ có những lợi thế khác kéo lại, và con số những quán ăn sáng như thế này cũng không nhiều. Trong nhiều trường hợp, cho dù món ăn của bạn có ngon tới đâu đi chăng nữa nhưng thái độ của nhân viên không tốt thì bạn vẫn sẽ không có nhiều khách. Lý do là bởi vì chẳng ai muốn bị mắng hoặc phải khó chịu với người khác ngay từ sáng sớm bởi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng trong suốt cả ngày.

8. Kế hoạch tiếp thị quán bán đồ ăn sáng

Có rất nhiều cách khác nhau để giới thiệu, thu hút khách hàng đến với quán của bạn, như chất lượng món ăn, phục vụ chuyên nghiệp, thương hiệu lâu đời, .... Ngoài ra, bạn cũng cần phải tạo nên các điểm nhấn để thu hút khách hàng bằng cách trang trí quán thật bắt mắt hoặc phục vụ những món ăn mới, đặc sản như súp gà, súp cua, ....

Đối với mô hình kinh doanh đồ ăn sáng, bạn có thể thực hiện một vài phương pháp marketing sau đây để tiếp cận và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng:

- Tận dụng internet, các nền tảng MXH để giới thiệu, quảng bá về manu, các chương trình khuyến mại của quán

- Chạy quảng cáo Facebook, Instagram, thiết kế website, xây dựng cửa hàng trên các ứng dụng gọi đồ ăn thông minh như Foody, diadiemanuong,..., cho phép khách hàng đặt đồ ăn online và giao hàng tại nhà

- Thiết kế, trang trí cửa hàng bán đồ ăn sáng, phát tờ rơi cho người dân địa phương

- Tổ chức các chương trình giảm giá bán, tặng kèm đồ ăn, thẻ tích điểm đổi quà cho khách quen

- Sử dụng phương pháp marketing truyền miệng, khuyến khích khách hàng checkin, giới thiệu về đồ ăn của nhà hàng cho người thân, bạn bè.

Là một ngách nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn uống, kinh doanh đồ ăn vặt online cũng đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm về lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn. Nếu đam mê nấu nướng nhưng lại có ít vốn, chưa tìm được chiến lược kinh doanh hiệu quả bạn có thể tham khảo các ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt online có lợi nhuận tốt của Codon.vn và tìm ra hướng đi phù hợp cho mình.

Trên đây là một vài kinh nghiệm mở quán ăn sáng, kinh nghiệm mở cửa hàng ăn sáng thu hút khách hàng. Hy vọng với những thông tin trên đây của Codon.vn, bạn sẽ có đủ tự tin để bắt đầu một hành trình mới trong sự nghiệp của mình.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

9 Cách đặt tên nhà hàng hay tạo ấn tượng sâu sắc với khách hàng

 Đặt tên nhà hàng hay, ý nghĩa, ấn tượng sẽ giúp quán của bạn có khởi đầu kinh doanh thuận lợi hơn, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng. Chính vì thế đây là bước quan trọng trong quá trình mở nhà hàng, hãy tham khảo các cách đặt tên nhà hàng sau đây để có cho mình cái tên phù hợp nhất nhé.

1. Đặt tên nhà hàng hay, dễ đọc, dễ nhớ

Đây là yếu tố quan trọng nhất khi đặt tên nhà hàng bởi chỉ khi dễ đọc thì thương hiệu của bạn mới dễ dàng lan xa thông qua phương thức truyền miệng.

Dễ nhớ thì mới có thể in sâu trong tâm trí khách hàng, khi có nhu cầu họ có thể dễ dàng hình dung ra quán của bạn và có thêm gợi ý ẩm thực cho mình. Đặc biệt hơn, một cái tên dễ đọc, dễ nhớ còn có tỷ lệ xuất hiện trên các app đồ ăn, công cụ tìm kiếm online cao hơn.

Chỉ khi khách hàng biết viết tên nhà hàng bạn như thế nào họ mới có thể gõ đầy đủ ký tự, tìm thấy chính xác địa điểm trên google, facebook hay grab, now, gofood….

Một gợi ý nhỏ là tên quán có thể đánh vần được, được ghép bởi các chữ tiếng anh có nghĩa hoặc thông dụng, như vậy người đọc có thể nhanh chóng phát âm chuẩn tên quán, đồng thời ghi nhớ dễ dàng hơn.



2. Đặt tên nhà hàng hay theo địa điểm

Đặt tên phản ánh địa điểm sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ vị trí của quán, nhanh chóng tìm thấy quán khi ở gần đó hoặc có ưu tiên hơn khi lựa chọn.

Ngoài ra, địa điểm ở đây cũng có thể phản ánh nơi thành lập thương hiệu quán, đặt tên theo đặc trưng món ăn hoặc theo địa danh bắt nguồn món ăn. Những cái tên được đặt theo địa điểm khá nổi tiếng hiện nay là Bò Tơ Tây Ninh,  Bún bò Nam Bộ, Bún Bò Huế….

3. Đặt tên nhà hàng theo giá

Việc đặt tên theo giá giúp khách hàng dễ dàng so sánh với khả năng chi tiêu cho bữa ăn của mình, tăng khả năng quyết định ghé quán khi mức giá phù hợp.

Tuy nhiên chỉ nên đặt tên theo kiểu này khi quán của bạn có mức giá cạnh tranh trên thị trường, làm nổi bật ưu điểm về giá, thu hút khách hàng tới thưởng thức. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt giá theo kiểu 199k, 99k, 299k để tạo cảm giác giá thấp hơn thực tế, khiến khách hàng cảm thấy vừa túi tiền hơn.

4. Đặt tên nhà hàng hay theo món chính

Nếu nhà hàng bạn tự tin cung cấp một món ăn hấp dẫn với công thức chế biến độc đáo thì nên đưa tên món ăn này vào tên quán của mình. Một vài quán cũng đang đặt tên theo hình thức này là Nhà hàng Cua Bay, Nhà hàng 5 cua, Nhà hàng Tôm Hùm Seafood….

Tuy nhiên khi đặt tên theo kiểu này bạn phải đảm bảo món ăn này phải thật nổi bật trên menu nhà hàng, chất lượng luôn được chăm chút kỹ lưỡng, trở thành món trọng yếu tạo nên thương hiệu của nhà hàng.

5. Cách đặt tên nhà hàng theo thị hiếu khách hàng

Thị hiếu khách hàng thay đổi liên tục nhưng nếu biết nắm bắt thời cơ chắc chắn nhà hàng của bạn sẽ thu về doanh thu khủng. Tuy nhiên để nhận biết thị hiếu khách hàng không phải dễ, bạn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu sở thích, các yếu tố quyết định chọn quán ăn của họ, hoặc tạo ra xu hướng mới giúp thu hút khách hàng.

Ví dụ mô hình nhà hàng khá thành công như Lẩu nướng không khói – Dựa trên đặc điểm khách hàng ngại đi ăn nướng do quá nhiều khói, ám vào quần áo vô cùng khó chịu. Hoặc quán Cơm Quê – Dựa trên đặc điểm nhiều khách hàng muốn tìm tới những món ăn thân thuộc hồi trẻ hay ăn, tìm về hương vị món ăn dân dã mẹ nấu.

6. Đặt tên có ý nghĩa đặc biệt gắn với câu chuyện

Một cái tên có ý nghĩa đặc biệt luôn để lại ấn tượng ban đầu tốt cho khách hàng, bạn cần dựa trên những câu chuyện có thật, hoặc sự kiện lịch sử để khơi gợi cảm xúc cho khách hàng của mình. Một vài cái tên được nhiều người quan tâm là Nhà hàng cơm tấm Thạch Sanh, Nhà hàng cơm niêu 1972, Nhà hàng Kháng Chiến….

7. Đặt tên nhà hàng gắn với tên riêng

Một cái hay của cách đặt tên này là giúp khách hàng liên tưởng đến lịch sử lâu đời của quán. Hình dung đây là điểm bán những món ăn được truyền qua nhiều đời, được nhiều người ưa chuộng và tăng phần tin tưởng. Một vài cái tên đã tạo được ấn tượng khá tốt như Nhà Hàng Cô Ba, Hải Sản Chú Năm, Nhà Hàng Lẩu Hoàng Béo, Bia Hải Xồm….

8. Đặt tên nhà hàng hay theo tiếng nước ngoài

Nếu khách hàng của bạn không chỉ là người Việt mà còn có cả người nước ngoài thì nên đặt tên tiếng anh để có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Tuy nhiên cái tên vẫn cần đảm bảo đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu để kể cả người Việt cũng dễ dàng ghi nhớ.

Một vài cái tên mà bạn có thể thấy như Pizza Company, Hotpot Story, Bonjour Resto, Tour Les Jour…Nên viết tên theo tiếng Latin thay vì viết chữ tượng hình, hán tự kể khả khi quán có nguồn gốc Trung Hoa, Thái Lan…nhé.

9. Cách đặt tên nhà hàng tạo sự tò mò

Một cái tên ý nghĩa chưa đủ, nó còn có thể tạo sự tò mò để thu hút khách hàng vào quán. Đôi khi chỉ vì cái tên mà khách hàng phải cố gắng ghé qua một lần để có lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Một vài cái tên khá độc đáo và tò mò đã xuất hiện trong thời gian gần đây là Nhà Hàng Bò Tên Lửa, Lạ Quán, Độc Quán, Xôi Nhà Xác, Cơm Tấm Âm Phủ, Lương Sơn Quán.

Mặc dù trên đây đều là những cách đặt tên nhà hàng hay, hấp dẫn cho bạn tham khảo nhưng để có được cái tên thực sự phù hợp với quy mô, thực đơn của nhà hàng thì bạn còn cần nghiên cứu khách hàng một cách kỹ lưỡng.

Chỉ như vậy cái tên mới thực sự thu hút và chạm vào cảm xúc của khách hàng, giúp họ dễ dàng ghi nhớ và ưu tiên ghé qua khi cần. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chọn được một cái tên phù hợp, có khởi đầu kinh doanh thuận lợi nhé.

Nguồn: Sapo

 
Blogger Templates