“Khách hàng là Thượng Đế" -
Câu nói tưởng chừng quen thuộc ai cũng biết nhưng liệu nhà hàng của bạn đã làm
được điều đó? Trong dịp Giáng Sinh, dịp năm mới sắp tới, số lượng khách hàng lớn,
làm thế nào để gây ấn tượng với khách? Muốn làm được như vậy, hãy nhớ tuân thủ
4 quy tắc, kinh nghiệm quản lý nhà hàng dưới đây để giúp cho việc quản lý nhà
hàng, quán ăn của bạn hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
1. Quy tắc ghi thực đơn gọi món
Tại Việt Nam, đa số các nhà hàng
chưa đặt nhiều sự chú ý vào việc nhận thực đơn gọi món từ khách (Order), vì thế
dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng phải chờ đợi lâu mà món ăn chưa ra, hoặc
ghi nhận sai món cho khách. Việc nhận order từ khách cho dù đơn giản chỉ là ghi
lại món ăn và báo với khu vực bếp, thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp có sai sót
xảy ra. Để cách quản lý nhà hàng, quán
ăn uống được chuyên nghiệp hơn, cần phải nắm được một vài quy tắc quan trọng
như sau:
-
Quản lý nhà hàng có trách nhiệm trực tiếp hoặc ủy
quyền cho nhân viên việc quản lý sổ gọi món từ thu ngân.
-
Mọi việc bàn giao cần có xác nhận của người nhận
vào sổ giao nhận.
-
Trong mọi trường hợp, người đang đảm nhận việc
ghi món sẽ không được giao sổ cho những người không có trách nhiệm giữ sổ.
-
Cuối cùng, trong thời gian nhà hàng không phục vụ,
sổ gọi món cần được cất giữ cẩn thận.
Rất nhiều cửa hàng ăn uống đã
chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý vì thao tác đơn giản hơn, tiết kiệm thời
gian hơn cho bán hàng. Bạn cũng có thể nhanh chóng đăng ký dùng thử Miễn Phí tại
đây để tự đánh giá phương án này nhé.Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán
hàng tạp hóa
Thêm vào đó cần lưu ý một số quy
tắc ghi món dưới đây:
-
Nhân viên phải ghi order theo số thứ tự để dễ
dàng kiểm soát
-
Sau khi đã nhận đầy đủ order, phải ngay lập tức
chuyển tới bộ phận bếp để không kéo dài thời gian khách chờ đợi.
-
Ghi order phải thật rõ ràng và đầy đủ, ghi chú
rõ những yêu cầu riêng của khách (Ví dụ: Ít cay, không mì chính, nhiều đường,...).
Một kinh nghiệm quản lý nhà hàng
đối với việc ghi order hiện nay rất hiệu quả và chuyên nghiệp đó chính là sử dụng
các phần mềm quản lý bán hàng dành cho lĩnh vực nhà hàng, ăn uống. Khi sử dụng
những phần mềm, ứng dụng này bạn có thể ghi lại order một cách chính xác, không
sai sót đồng thời yêu cầu sẽ được chuyển trực tiếp cho phòng bếp. Việc quản lý
hoạt động order từ xa cũng rất đơn giản, chỉ cần kết nối với tài khoản nhà hàng
là mọi giao dịch đều được kiểm soát theo yêu cầu của bạn.
2. Quy tắc sử dụng tiền trong giờ phục vụ
Vấn đề tiền bạc nếu không có sự
chú ý và những quy tắc riêng thì rất dễ gây ra những trường hợp gây mất lòng lẫn
nhau, đặc biệt, nếu có liên quan đến khách hàng thì đây sẽ là rủi ro rất đáng
tiếc. Bởi vậy, để không có những trường hợp xấu xảy ra, việc sử dụng tiền trong
giờ làm việc cũng cần có những quy định riêng để cách quản lý nhà hàng ăn uống
được chuyên nghiệp hơn. Cụ thể:
Sau khi nhận tiền thanh toán từ
khách, nhân viên phải cầm tiên tới quầy thu ngân ngay.
Khi thanh toán tiền cho khách,
không được để tiền vào túi hoặc tủ riêng, cũng không được sử dụng tiền riêng để
trả tiền cho khách. Nếu có, cần thông báo và được sự đồng ý của quản lý nhà
hàng.
Trong quá trình phục vụ, nhân
viên tuyệt đối không được xin hay có những hành động gợi ý khách hàng cho tiền
tip. Nếu khách hàng có ý định tip cho nhân viên, tiền tip cần được chuyển ngay
tới quầy thu ngân ngay sau khi nhân viên bàn nhận được và tiến hành xử lý theo
quy chế của nhà hàng.
Một cách quản lý tiền mặt tại các
cửa hàng ăn uống đó chính là sử dụng các két tiền thông minh kết nối trực tiếp
với máy bán hàng để theo dõi lượng tiền mặt chính xác theo từng giao dịch.
3. Quy tắc thanh toán
Thanh toán gần như là bước cuối
cùng nhưng cũng là bước rất quan trọng giúp một nhà hàng ghi điểm trong mắt các
“thượng khách”. Với cách quản lý nhà hàng ăn uống chuyên nghiệp bằng những quy
tắc dưới đây, chắc chắn khách hàng của bạn sẽ hài lòng.
Nhân viên phục vụ bàn nào sẽ có
trách nhiệm thanh toán cho bàn đó, không thông qua những nhân viên khác trong
nhà hàng.
Khi thu ngân chuyển hóa đơn, nhân
viên phụ trách tại bàn phải kiểm tra lại một lượt các món. Nếu phát hiện những
chi tiết không chính xác thì phải yêu cầu thu ngân điều chỉnh lại, tránh để
khách hàng nhận được hóa đơn có sai sót.
Nhân viên bàn phụ trách thanh
toán cần phải nắm được giá trị hóa đơn, số tiền khách phải trả và kiểm tra xem
thu ngân đã hoàn trả lại tiền thừa đủ hay chưa. Nếu không, hãy nhắc thu ngân
chuyển đủ trước khi gửi trả lại khách hàng.
Với bất kì lý do nào, nhân viên
thu ngân không được thu thêm tiền của khách. Nếu trong hóa đơn in thiếu thì phải
xin lỗi khách và yêu cầu thu ngân ghi/in bổ sung, sau đó mới thu thêm tiền của
khách dựa trên hóa đơn đã sửa.
4. Quy tắc khuyến mãi, ưu đãi
Các chương trình giảm giá, khuyến
mãi, ưu đãi cho khách hàng là những điều không còn xa lạ trong các nhà hàng ăn
uống. Đặc biệt trong những dịp cuối năm, cận kề Giáng Sinh, năm mới như thời điểm
này thì các nhà hàng càng đẩy mạnh hơn những chương trình này. Tuy nhiên, không
ít nhà hàng gặp những khó khăn trong việc quản lý bởi số lượng khách quá đông
hay và những sự thay đổi trong mức giá.
Để việc kiểm soát dễ dàng hơn,
các nhà hàng vẫn thường lựa chọn sử dụng một phần mềm quản lý nhà hàng. Phần mềm
này không chỉ giúp các công đoạn gọi món, đặt bếp, thanh toán,... đơn giản hơn
mà còn giúp việc kiểm soát nhà hàng những ngày đông khách được chặt chẽ.
Nguồn: kiotviet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét