Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

8 bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ hiệu quả

Kinh doanh quán ăn nhỏ rủi ro ít hơn nhà hàng lớn vì vốn bỏ ra không nhiều, khả năng lưu động cao, dễ kiếm lãi. Thế nhưng, nếu quán nhỏ mà dày đặc, một con phố có thể có tới chục quán ăn khác nhau, kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt thì những quán ăn nhỏ cần phải có bí quyết và chiến lược nếu muốn tồn tại và phát triển…

Và đây là 5 bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ hiệu quả mà chúng tôi nghĩ là sẽ hữu ích cho những ai muốn khởi nghiệp nhà hàng, quán ăn nhỏ.


1. Xác định lĩnh vực kinh doanh khi mở quán ăn nhỏ

Khi đã huy động được đủ số vốn trong dự tính bạn cần xác định rõ ràng lĩnh vực mà mình sẽ kinh doanh là gì. Để làm được điều đó bạn cần có một cuộc điều tra thị trường kĩ càng, nên nhớ, quán ăn của bạn nhỏ, để thành công hoặc là bạn phải đi trước xu hướng hoặc là bạn phải tìm thị trường ngách.Bạn cần trả lời được các câu hỏi:

2. Bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ khi tìm nguồn hàng

Bất lợi của kinh doanh nhỏ lẻ là không có đủ vốn để nhập hàng về dự trữ như các cửa hàng lớn thường làm, bạn buộc phải xoay vòng vốn, vì vậy vấn đề tìm nguồn hàng rất quan trọng. Bạn có thể mua nguyên liệu thực phẩm từ các chợ đầu mối, giá có thể rẻ hơn khá nhiều nhưng hàng hóa ở đây thường tạp nham, bạn phải có kinh nghiệm mặc cả mới không bị hớ.

Nếu không, bạn có thể nhập từ thẳng từ những nơi nuôi trồng, ví dụ cá mua từ ao, thịt lợn mua từ lò mổ… sẽ mua được giá gốc, có điều phải có mối quan hệ từ trước để đặt hàng.Thương lượng giá là một khâu quyết định đến lợi nhuận sau này của bạn, nếu biết cách bạn có thể nhập hàng với giá rẻ hơn rất nhiều, thậm chí là được khất nợ cho đến lần mua hàng sau.

3. Giữ giá bán trong khoảng lợi nhuận cho phép

Đối với những mặt hàng không có giá cả cố định như đồ ăn thì chuyện tăng giá đột xuất đã không còn là chuyện lạ nữa. Có thể vì hôm nay giá xăng tăng, hay ngày kia giá vàng biến động, hoặc là giáp Tết rồi nên buộc phải nâng giá cho có… phong trào. Cố nhiên cách làm này sẽ giúp bạn thu về khoản lợi nhuận tương đối trong thời gian ngắn, nhưng tính về lâu dài lại chẳng tốt chút nào.

Vì chắc chắn khách hàng sẽ không thích một quán ăn nay tăng giá, mai tăng giá, họ đến một lần và ra đi mãi mãi.Giữ giá bán có thể sẽ khiến bạn làm giảm lợi nhuận, nhưng bù lại bạn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, giữ được những khách quen, đảm bảo nguồn thu nhập về sau. Nhưng áp dụng phương pháp này cần lưu ý là chỉ giữ giá trong khoảng lợi nhuận cho phép, đừng vì cố chấp mà bán lỗ vốn, vì quán của bạn nhỏ, tiền để xoay vòng vốn rất cần thiết.



4. Lựa chọn vị trí “đất vàng” có thực sự tốt?

Kinh doanh quy mô nhỏ không có nghĩa là vị trí bạn lựa chọn ở đâu cũng được, ít tiền là được. Tuy nhiên, điều ưu tiên hàng đầu vẫn là việc quán của bạn phải nằm ở vị trí thuận tiện, không quá khó tìm để khách hàng có thể dễ dàng lui tới. Xác định rõ mình bán món gì, ước lượng số bàn phục vụ, công suất phục vụ tối đa là bao nhiêu khách để tìm kiếm diện tích phù hợp. Nếu mặt bằng rộng nhưng không biết tận dụng hoặc hoạt động không hết công suất sẽ lãng phí cũng như tạo cảm giác trống, không gian loãng. Ngược lại, trong không gian quá hẹp, không biết cách thức bày trí, sắp xếp lại vô tình trở thành điểm trừ khi khách hàng ghé quán của bạn.

5. Tăng chất lượng phục vụ khi mở quán ăn nhỏ

Quán ăn nhỏ, mọi thứ không được sang trọng cao cấp như nhà hàng lớn, vậy ngoài ưu thế về giá bạn còn phải tạo ấn tượng trong phong cách phục vụ để thu hút nhiều thực khách hơn. Luôn tận tình với yêu cầu của khách, giữ thái độ vui vẻ thoải mái hoặc tặng những món quà nhỏ là những cách rất tốt để tăng chất lượng phục vụ.

6. Bài toán nhân sự

Đừng lơ là việc tuyển chọn nhân viên ban đầu. Người trực tiếp phục vụ khách hàng là nhân viên, bạn có món ăn ngon, bạn có không gian tốt, nhưng nhân viên phục vụ không tốt, rõ ràng mọi thứ trở thành vô nghĩa. Hãy để họ hiểu rằng, việc khiến khách hàng hài lòng cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ được trả lương xứng đáng. Bước đầu tuyển dụng, bạn có thể lựa chọn sinh viên tìm việc làm thêm, part time để giảm thiểu chi phí. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn cần chấp nhận sẽ có những tình huống phát sinh, sự biến động nhân sự. Quan trọng ở đây là luôn đảm bảo nhân sự biết nắm bắt công việc và phải luôn giữ được thái độ hiếu khách, thân thiện.


7. Marketing, quảng cáo cho quán

Nói đến đây chắc nhiều chủ quán sẽ băn khoăn, quán nhỏ không có quá nhiều ngân sách để đẩy mạnh các hoạt động marketing thì phải làm thế nào? Càng vào thời gian đầu càng phải gia tăng nhận diện để giúp khách hàng biết đến quán và tới thưởng thức, điều này làm tiền đề cho việc duy trì hoạt động kinh doanh của bạn sau này. Trong thời gian đầu nếu không có quá nhiều ngân sách, bạn có thể phát tờ rơi khu vực xung quanh điểm bán, tặng các voucher giảm giá hoặc đơn giản là việc nhờ bạn bè, người thân giới thiệu.

Đừng quên việc liên kết với các đối tác giao nhận hiện tại để có thể gia tăng thêm doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh online. Để có thể tìm hiểu thêm về cách thức đăng ký, tạo gian hàng trên Now, GrabFood, bạn có thể tham khảo tại đây

8. Quản lý quán bằng phần mềm khoa học

Yếu tố quan trọng không thể thiếu để công việc kinh doanh hiệu quả đó là quản lý nhà hàng, quán ăn một cách khoa học và tiện dụng. Hãy tìm một phần mềm phù hợp nhất giúp bạn quản lý quán ăn của mình từ khâu phục vụ, thu ngân, order cho đến quản lý sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc đấy.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý tất cả các hoạt động của nhà hàng với giá cả phải chăng nhưng cực kỳ hiệu quả mà các chủ nhà hàng, quán ăn có thể tham khảo và đưa vào áp dụng nhằm nâng cao sự chuyên nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian, công sức.

Nguồn: cukcuk.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blogger Templates