Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

Mô hình kinh doanh trà sữa với số vốn dưới 100 triệu đồng

Trong khi các thương hiệu ngoại nhượng quyền quán trà sữa với mức phí vài trăm triệu, các doanh nhân vẫn có cách để mở quán trà sữa với số vốn dưới 100 triệu.

Một thống kê mới nhất do kênh truyền hình HTV9 công bố cho thấy 35 thương hiệu trà sữa đang hoạt động tại Việt Nam, với hơn 1.500 cửa hàng, chưa kể tới những cửa hàng trà sữa không có thương hiệu. Nhiều người nhận định thị trường trà sữa đang là một "đại dương đỏ" nên những người muốn bước vào phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Phan Bảy Hiền, người sáng lập và điều hành thương hiệu trà sữa Citea, khẳng định thị trường trà sữa ở Việt Nam chưa phải là "đại dương đỏ".

"Chúng ta thấy nhiều thương hiệu trà sữa nước ngoài vẫn có ý định vào Việt Nam. Các thương hiệu đang kinh doanh ở Việt Nam cũng liên tục mở cửa hàng mới. Thực tế ấy cho thấy thị trường trà sữa chưa bão hòa", anh giải thích.

"Chi phí thuê, thiết kế, sửa sang mặt bằng và máy vào khoảng 30-40 triệu đồng. Số tiền còn lại dành cho chi phí nhận sự và hoạt động của quán trong một tháng", Bảy nói.

Nên có dấu ấn riêng và chăm sóc khách chu đáo

Doanh nhân trẻ khẳng định mỗi quán trà sữa cần có một số sản phẩm độc đáo mà nơi khác không có. Chẳng hạn, hai món độc đáo của Citea là trà lài hoa đậu biếc và trà sữa tinh than tre.

"Với hai loại trà ấy, ngoài các nguyên liệu cốt là lá trà xanh và hồng trà, chúng tôi còn dùng các nguyên liệu như hoa đậu biếc và tinh than tre để tạo ra dấu ấn riêng", Hiền kể.

Chăm sóc khách hàng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để khách quay lại. Ngoài việc tư vấn nhiệt tình, nhân viên của Citea luôn trả lời mọi tin nhắn, cuộc gọi của khách một cách khẩn trương, chu đáo.

"Có thể nói chăm sóc khách là một trong những điểm nổi bật của Citea", Bảy khẳng định.

Ngoài dấu ấn riêng về đồ uống, Phan Bảy Hiền cho rằng các quán trà sữa nên đề cao khâu chăm sóc và phục vụ khách hàng.

Trước thực trạng nhiều quán trà sữa sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, Bảy thừa nhận sự an toàn của khách hàng phụ thuộc vào cái tâm của chủ quán. Anh luôn mua nguyên liệu ở những nơi uy tín và thử sản phẩm nhiều lần trước khi bán cho khách.

Những người mới bắt đầu có thể lên các nhóm, hội trên Facebook để tìm nguyên liệu, chẳng hạn như "Hội pha chế miền Nam", hay "Hội pha chế và kinh doanh đồ uống Việt Nam".

"Họ nên chọn lựa nhiều lần, thử nghiệm nhiều lần để tìm ra công thức phù hợp nhất, độc đáo nhất", Hiền khuyên.

"Bẫy 3 tháng" và giải pháp phòng ngừa

Để tránh "bẫy 3 tháng" - nghĩa là chỉ chỉ đông khách trong tháng đầu, giảm dần trong tháng thứ hai và vãn khách trong tháng thứ ba - Hiển khẳng định các chủ quán phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết.

"Mặt bằng và nhân sự là hai yếu tố chiếm chi phí lớn nhất. Chủ quán nên cộng hai chi phí đó rồi chia cho 30 ngày. Kết quả sẽ cho người kinh doanh biết họ phải đạt doanh thu tối thiểu bao nhiêu mỗi ngày để bù đắp chi phí nhân sự và mặt bằng. Họ phải theo dõi sát sao doanh thu mỗi ngày, đồng thời chú ý tới phản hồi của khách hàng về sản phẩm. Sự độc đáo của sản phẩm là yếu tố khiến khách muốn quay lại quán trà sữa", Hiền lập luận.

Quan điểm của Hiền là chủ quán nên đảm nhân những việc mà họ có thể làm như lên thực đơn, huấn luyện nhân viên chứ không nên thuê một cách tràn làn. Bằng cách đó, họ có thể bám sát tình hình kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí nhân sự.

Mạc Xuân Chúc, giám đốc công ty cung cấp thực phẩm sạch Liên Chúc và từng tư vấn cho người nhà bán trà sữa, nhận định doanh nhân hoàn toàn có thể mở một dịch vụ trà sữa với 10 triệu đồng bằng cách tận dụng vỉa hè và xe đẩy.

"Chủ quán chi khoảng 6 triệu đồng cho xe đẩy bằng inox, có dàn loa, được trang trí đẹp và có thùng đá chuyên dụng", Chúc nói.

Chi phí cho nguyên liệu đầu vào ban đầu, theo Chúc, "ngốn" khoảng 2 triệu đồng. Chủ quán chi khoảng 2 triệu đồng cho các vật dụng khác như ly hút, cốc nhựa, ghế, bàn.

Chỉ với 10 triệu đồng, người ta có thể mở một quán trà sữa vỉa hè.

"Muốn tạo sự khác biệt cho dịch vụ trà sữa vỉa hè, chủ quán nên tạo ra những thứ thật bắt mắt (như biển hiệu bằng đèn neon, kết tràng hoa trên biển hiệu) và phát nhạc thường xuyên để thu hút sự chú ý của người qua đường", Chúc nói.

Đương nhiên, mô hình kinh doanh trà sữa vỉa hè đối mặt với nhiều rủi ro khác - như chủ quán sẽ phải đứng ngoài trời trong mọi điền kiện thời tiết, khó bán nếu trời mưa. Ngoài ra, mô hình này không khả thi ở những thành phố cấm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.

Nguồn: Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blogger Templates