Nếu như tiếp thị và bán hàng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp ngay tức khắc thì việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng là nền tảng cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Mối quan hệ khách hàng tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển việc kinh doanh của mình mà không cần tới việc sử dụng các chương trình quảng cáo, giảm giá hoặc khuyến mãi đặc biệt… Dưới đây là 10 Phương pháp xây dựng mối quan hệ với khách hàng mà bạn cần tham khảo:
1. Kiên nhẫn
Sự kiên nhẫn không chỉ đơn giản là điều bạn cần có khi tương tác với khách hàng mà còn là điều quan trọng với mỗi doanh nghiệp nói chung, bởi bạn phải chứng tỏ được với khách hàng rằng bạn cung cấp một dịch vụ tuyệt với chứ không phải chỉ chứng tỏ tốc độ trong mỗi lần tương tác. Hãy đảm bảo bạn có đủ kiên nhẫn khi khách hàng tìm đến bạn để phàn nàn, hay tỏ ra thất vọng với sản phẩm bên bạn. Hơn thế, hãy tận dụng thời gian để tìm ra điều họ thực sự muốn là gì, rồi cung cấp cho họ một dịch vụ chất lượng thay vì khiến họ chán nản mà bỏ đi.
2. Khả năng đồng cảm với khách hàng
Đồng cảm với khách hàng là điều mà một chuyên viên kinh doanh cần phải có. Bởi chỉ có đồng cảm bạn mới có thể thấu hiểu được nguyện vọng của khách, đừng vì cái tôi cá nhân mà bỏ rơi khách hàng khi họ đang cần tới bạn. Bởi hơn lúc nào hết họ cần có người lắng nghe những suy nghĩ, ý kiến và phản ánh của họ về dịch vụ của công ty bạn. Thay vì nóng giận, bạn hãy tìm cách xoa dịu họ bằng những lời nói nhẹ nhàng, ân cần. Khách hàng dù khó tính đến đâu cũng sẽ bỏ qua những sai sót của bạn.
3. Khả năng truyền tải thông điệp một cách rõ ràng
Khách hàng chắc chắn không thừa thời gian để nghe bạn hàn huyên về câu chuyện cuộc đời hay ngày làm việc hôm nay của bạn thế nào?. Bạn cần lưu ý về một số thói quen giao tiếp của mình trong quá trình tương tác với khách hàng để tránh hiểu lầm. Và đặc biệt, nếu bạn cảm thấy còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại làm rõ. Khi có những thông điệp quan trọng bạn cần truyền tải đến khách hàng, cố gắng làm sao cho nó thật sự đơn giản, rõ ràng và hạn chế tối đa sự hiểu lầm không đáng có.
4. Kiến thức về sản phẩm, dịch vụ cung cấp
Nhân viên chăm sóc khách hàng tốt nhất của bạn chỉ có thể hoàn thành suất sắc công việc của mình nếu như họ thật sự am hiểu về cách thức hoạt động của sản phẩm. Điều đó không có nghĩa là yêu cầu từng nhân viên phải tham gia quá trình xây dựng sản phẩm từ đầu, nhưng tốt nhất, họ nên nắm vững kiến thức về sản phẩm, từ những điều cơ bản nhất, tương tự như cách khách hàng sử dụng nó hàng ngày, như thế họ mới có thể giúp đỡ khách hàng khi sản phẩm, dịch vụ gặp trục trặc.
5. Có trách nhiệm
Bạn không thể giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng rồi bỏ mặc họ, không cần biết những thứ mình đưa đến cho họ có tốt không, có làm họ hài lòng không thì bạn sẽ không thể đứng vững được trong cái nghề này. Hãy quan tâm, chăm sóc và có trách nhiệm với những gì bạn đã tư vấn cho họ, nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn mắc lỗi hãy đứng ra chịu trách nhiệm và xin lỗi khách hàng, có như vậy bạn mới xây dựng được lòng tin ở họ và có được mạng lưới khách hàng thân thiết.
6. Kĩ năng quản lí thời gian
Quản trị thời gian khoa học là kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ cá nhân, ngành nghề nào. Nhưng riêng đối với nghề chăm sóc khách hàng việc quản trị thời gian là một trong những kỹ năng bạn cần phải có. Bạn không thể dành quá nhiều thời gian cho khách hàng này mà quên mất khách hàng khách cũng đang cần bạn phục vụ, vì vậy hãy biết điều phối thời gian hợp lý để đảm bảo tất cả khách hàng của bạn đều được phục vụ, đừng để họ đến tìm bạn, chờ đợi bạn xong ra về trong thất vọng, khi đó họ sẽ không muốn quay lại tìm bạn thêm lần nào nữa.
7. Linh hoạt xử lý vấn đề
Sẽ không tránh khỏi những quyết định sai lầm, nhưng bạn có thể rút kinh nghiệm cho bản thân qua những trường hợp đặc biệt như thế này. Hãy cho mình cơ hội chủ động giải quyết vấn đề một cách logic, chắc chắn khách hàng sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời khi được gặp đúng người, tại đúng thời điểm. Thương hiệu của bạn sẽ in dấu trong tâm trí khách hàng.
8. Kĩ năng thuyết phục
Đây là một trong những kĩ năng mà rất nhiều người bỏ qua! Khách hàng ở mọi nơi, và có thể ghé website bạn bất kỳ lúc nào, đặt cho bạn bất cứ câu hỏi gì. Bạn hãy coi đây là cơ hội vàng giúp bạn có thể tương tác với khách hàng, hiểu nhu cầu khách hàng và giúp khách hàng nhận ra sản phẩm của bạn thực sự phù hợp với nhu cầu của họ (nếu đó là thực tế). Đừng để mất khách hàng tiềm năng chỉ vì không thể hiện cho họ thấy rằng sản phẩm của công ty bạn đáng để mua.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét