Kinh doanh Spa là một ngành được đánh giá là vô cùng tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh những spa phát triển tốt, hằng năm vẫn có hàng trăm spa mới mở hay hoạt động lâu năm tại Việt Nam phải đóng cửa.
Có những sai lầm mà khi chủ spa mắc phải sẽ khiến hoạt động kinh doanh đi vào ngõ cụt. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh nhé!
1. Không nắm bắt được nhu cầu thị trường kinh doanh Spa
Thực tế, phần lớn những chủ đầu tư kinh doanh spa đều là những người “tay ngang”. Họ là kỹ thuật viên spa không hiểu biết về kinh doanh. Họ là doanh nhân không am hiểu về ngành spa. Chính vì sự “khiếm khuyết” về kiến thức, kinh nghiệm thực tế mà phần lớn chủ đầu tư thường mắc sai lầm nghiêm trọng. Họ không xác định được thị trường đang thiếu cái gì, khách hàng cần gì, nên kinh doanh theo hướng nào.
Việc không nghiên cứu kỹ lượng các yếu tố trên sẽ dẫn đến sự đầu tư dàn trải, lãng phí, không hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy trước khi đầu tư kinh doanh spa bạn phải có kế hoạch nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng bao gồm các yếu tố như xu hướng thị trường, đối tượng khách hàng, địa điểm kinh doanh, mô hình spa theo đuổi.
2. Lựa chọn đơn vị setup – thiết kế – xây dựng spa không uy tín
Khi bắt đầu, chủ spa luôn muốn có được một spa đẹp, sang trọng để thu hút khách hàng. Nhưng thực tế điều quan trọng nhất khi thiết kế, xây dựng một spa đó là phải đảm bảo công năng sử dụng, đúng mô hình kinh doanh spa theo đuổi, và có có được một phong cách riêng.
Có rất nhiều trường hợp spa phải phá bỏ ngay sau khi xây dựng hay bất tiện khi hoạt động vì không đáp ứng được yêu cầu công năng. Chính vì thế, các chủ đầu tư cần lựa chọn kỹ càng đơn vị setup – thiết kế – thi công spa giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu rộng để tạo nên một spa hoàn chỉnh.
3. Xem nhẹ yếu tố con người
Rất nhiều chủ spa xuất phát từ kỹ thuật viên có tay nghề chuyên môn nên luôn muốn tự mình làm tất cả mọi việc. Họ không chú trọng đến việc tuyển chọn nhân viên. Nhưng khi khối lượng khách hàng tăng lên, áp lực từ khối lượng công việc quá nhiều thì đây chính là nguyên nhân khiến công việc kinh doanh thất bại.
Bởi vậy ngay từ ban đầu yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Hệ thống nhân viên là những người trực tiếp tiếp xúc, phục vụ khách hàng. Số lượng nhân viên mỗi spa cần tùy vào quy mô, menu dịch vụ. Ví dụ như: chuyên viên chăm sóc da, chuyên viên massage body, chuyên viên massage foot,… Ngoài ra cần có quản lý spa, lễ tân có khả năng tư vấn trị liệu, bán hàng,…
Để có những nhân viên chất lượng, chủ spa cần lên phương án tuyển chọn nhân sự kỹ càng. Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo tay nghề, thái độ phục vụ của nhân viên. Đặc biệt, khi tuyển dụng nên chú trọng đến yếu tố tính cách con người hơn là kỹ năng làm việc. Bởi dạy kỹ thuật thì dễ nhưng thay đổi tính cách thì rất khó.
Đặc biệt với những spa có quy mô lớn, hoặc với chủ đầu tư không có thời gian, kinh nghiệm quản lý thì việc tuyển chọn quản lý spa là yếu tố vô cùng quan trọng. Đây chính là người sẽ trực tiếp điều hành hoạt động, quản lý nhân viên trong spa.
4. Sai lầm trong marketing kinh doanh Spa
Marketing là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh doanh hiện đại. Nhưng thực tế thì không nhiều chủ spa chú trọng đều điều này. Họ thường chỉ làm theo cách “ăn xổi ở thì” chạy một vài bài quảng cáo để “câu khách” sau đó thì im hơi lặng tiếng. Nhưng đây chỉ là một bước nhỏ trong chiến dịch marketing lâu dài. Nó không thể giúp spa phát triển bền vững, làm khách hàng quay lại, chịu bỏ tiền.
Một sai lầm nữa của chủ spa là họ thường chỉ thuê một nhân viên marketing để làm mọi việc. Tốt nhất nếu không đủ tiềm lực để có đội ngũ riêng cho mình thì chủ spa nên chọn cách thuê dịch vụ marketing chuyên nghiệp bên ngoài. Những đơn vị này sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch, thực hiện chúng một cách chỉn chu và có đo lường hiệu quả cụ thể.
5. Không đào tạo nhân sự về tư vấn, marketing
Hạn chế đào tạo nhân sự về tư vấn bán hàng, tư duy marketing là một trong những sai lầm thường thấy nữa của chủ spa. Họ thường chỉ chú trọng về đào tạo kỹ thuật, chuyên môn mà bỏ qua yếu tố về kỹ năng giao tiếp, tư vấn, chăm sóc khách hàng.
Không chỉ lễ tân, nhân viên tư vấn mà cả các kỹ thuật viên, nhân viên hành chính,… đều phải là những “maketer” để đẩy cảm xúc của khách hàng lên cao nhất.
6. Không đề phòng rủi ro trong quản lý tài chính, tiền mặt
Không những thế, rủi ro về trộm cắp, nhân viên, hỏa hoạn là những điều không thể lường trước được. Chủ spa nên có những phương pháp phòng tránh hiệu quả để quản lý tài chính tốt hơn. Ví dụ như chuyển tiền mặt cuối ngày trực tiếp vào tài khoản của chủ spa, tổng kết lượng tiền qua sao kê tài khoản ngân hàng,… sẽ giúp công việc của bạn đơn giản hơn nhiều.
Việc quản lý tài chính cho cửa hàng Spa chưa bao giờ là đơn giản. Với mỗi cửa hàng, doanh thu mỗi ngày lên tới 8 con số, nhưng cũng nhiều rủi ro bủa vây. Chủ spa thường rất bận rộn, không thể quản lý tiền mặt cho cửa hàng. Sau mỗi ngày, lượng tiền mặt ở cửa hàng dồn lại, rất khó để kiểm soát.
Trên đây là những lời khuyên dành cho chủ cửa hàng spa khi kinh doanh spa. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai lầm không đáng có, phát triển việc kinh doanh spa thuận lợi hơn.
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét