Chiến lược Marketing là một trong các chiến lược kinh doanh có thể coi như xương sống của cả doanh nghiệp. Chỉ một sai lầm nhỏ trong đánh giá khách hàng, chọn phong cách, slogan, TVC, một bài nội dung trên các trang xã hội… là mọi công sức tiền bạc của bạn cũng có thể đổ sông đổ bể hết sạch.
Mục đích cuối cùng của việc thực
hiện một chiến dịch marketing chính là găm được sản phẩm của bạn vào tâm trí
khách hàng lâu nhất và đưa nó lên top trong thứ tự ưu tiên mua sắm của họ. Muốn
làm được như vậy, bạn cần nhớ một điều, cái gì càng xuất hiện trước mặt khách
hàng nhiều, sẽ càng dễ hình thành trí nhớ thụ động trong não họ. Nghĩa là giúp
họ trước hết “thuộc mặt” thương hiệu của bạn, sau đó là tin tưởng.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, đừng để
sản phẩm của mình xuất hiện trong “sự ghét bỏ”. Việc đó xảy ra khi bạn cung cấp
những thông tin không đúng sự thật, nói quá, làm lố và coi thường khách hàng.
Và xảy ra khi bạn nói rất hay nhưng thực chất sản phẩm của bạn lại không ra gì.
Nghĩa là khi bạn lừa dối khách hàng.
Dựa trên nguyên lý ấy, một trong
những chìa khóa đầu tiên để một chiến lược marketing có thể đạt thành công đó
là việc đảm bảo được tính nhất quán trong một giai đoạn nhất định. Thiếu điều
này sản phẩm của bạn sẽ không đi được vào tâm trí khách hàng.
Ví dụ: bạn có nhớ slogan của Vietcombank
không? Tôi thì không.
Vì sao, vì tagline của ngân hàng
nghìn tỷ này cứ vài năm lại thay đổi một lần. Một vài năm không phải quãng thời
gian dài cho một chiến dịch marketing. Nếu chiến dịch đó vẫn đang chạy tốt,
slogan đó vẫn đang triển khai tốt, thì không nên thay đổi bất cứ điều gì hết. Bạn
đừng nghĩ cứ giữ như vậy thương hiệu của bạn sẽ bị lạc hậu, nội dung bạn truyền
tải sẽ không được đón nhận bởi các xu hướng mới.
Đó là suy nghĩ không đúng. Người
ta không có nhiều chỗ trong bộ nhớ để cho thêm mẫu mã mới, USP mới…của bạn vào.
Đó là sự thật. Hãy xem cocacola đã trung thành với chiến lược marketing, font
chữ và khẩu hiệu của mình đến mức biến chúng thành những biểu tượng và thành
công trên sự trung thành này như thế nào.
GIẢI PHÁP Ở ĐÂY LÀ GÌ?
Thứ nhất: tên sản phẩm, dịch vụ của
các bạn phải được thống nhất. Xuyên suốt, không nên có sự biến đổi. Và phải đảm
bảo nguyên tắc: đơn giản, rõ ràng, dễ ghi nhớ, đi thẳng vào giá trị cốt lõi sản
phẩm của bạn. Mục đích để khi khách hàng
nghe tên sản phẩm, nghe slogan phải hình dung ngay ra nó là gì.
Tránh trường hợp nghe rồi 3 ngày
sau về vẫn nghĩ chưa ra cái được bán là gì. Bạn đừng nghĩ úp mở, gây sự tò mò sẽ
thu hút được sự chú ý của khách hàng, sẽ khiến họ phải bỏ thời gian ra search
thông tin về sản phẩm của bạn. Trường hợp quý hiếm này chỉ xảy ra khi bạn thật
sự có được màn xuất hiện ngoạn mục. Còn thường thì, khách hàng chỉ dành cho bạn
3 giây trước khi chuyển kênh, lật báo hay vất tờ rơi, kéo newfeed.
Thứ hai: tạo slogan (tagline),
tiêu chí của những dòng chữ vàng quý giá này là lấy từ chính USP của bạn ra. Bạn
phải làm sao chắc chắn đóng gói được tất cả những gì tinh túy, độc đáo nhất của
sản phẩm vào đây. Mục đích để khi khách hàng đọc lên, họ có thể ngay lập tức nhận
ra ưu điểm, tính đặc trưng, khác biệt của sản phẩm của bạn so với những dòng
cùng loại.
Ví dụ:
– Slogan của hãng chocolate MnM:
“Chỉ tan trong miệng, không tan trên tay”. Ngay lập tức khoe đặc tính riêng hiếm
có của mình.
– Clear: “Trị sạch gàu”. Theo
phong cách giải quyết vấn đề cho khách hàng, một cách trực tiếp, rõ ràng.
– Romano: Đẳng cấp phái mạnh.
– Apple: Think diffirent.
=> Slogan của họ luôn nhất
quán, thể hiện sự trung thành của họ với giá trị cốt lõi của sản phẩm.
Chính vì tầm quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng định vị của sản phẩm trong đầu khách hàng, nên bạn cần
thật sự đầu tư thời gian cho “ngoại hình” và trọng điểm sản phẩm bạn hướng tới,
để chắc chắn có được một chiến lược marketing sâu, rộng, bền.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét