Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Xây dựng niềm tin khách hàng khi kinh doanh thực phẩm sạch

Khi thị trường ngày càng tràn lan những thông tin về thực phẩm bẩn, việc xây dựng được niềm tin khách hàng với thương hiệu thực phẩm sạch là điều vô cùng quan trọng. Bởi tập khách hàng quen có thể đảm bảo tới 80% doanh thu đều đặn cho cửa hàng, vậy nên đừng quên quan tâm đúng cách tới người tiêu dùng của mình.  

Luôn cần ghi nhớ, các cửa hàng thực phẩm sạch mọc lên nhan nhản trên phố với cơ ngơi đẹp đẽ nhưng chưa chắc đã buôn bán tốt bằng những cửa hàng nhỏ trong ngõ, bởi người tiêu dùng mua hàng bằng niềm tin, thấy tin là họ sẽ mua mà không quan tâm nhiều đến các yếu tố về quy mô. Qua đây càng khẳng định thêm việc xây dựng niềm tin của khách hàng là yêu cầu rất cấp thiết cho bất cứ cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch nào.

1. Đặt chữ tín lên đầu

Người tiêu dùng quan tâm gì khi mua hàng thực phẩm sạch? Đầu tiên là nó phải SẠCH. Việc kiểm định chất lượng tại Việt Nam chưa đồng nhất, dẫn đến người mua hàng buộc phải tự tin vào kinh nghiệm của chính mình. Nhưng bằng mắt thường khách hàng khó lòng phân biệt được mớ rau mồng tơi nào bị phun thuốc trừ sâu, họ chỉ có thể đánh giá vào độ tươi bóng hay màu xanh của lá để đánh giá nó có ngon hay không, phần còn lại đành “liều mình” tin vào thương hiệu của cửa hàng.

Do vậy, chủ cửa hàng tuyệt nhiên không thể để khách thất vọng. Cần cam kết từ đầu về chất lượng sản phẩm đảm bảo tuyệt đối, bằng sự cẩn trọng trong việc lựa chọn đối tác cung cấp. Các đợt hàng nếu chất lượng chưa đồng đều, phải báo trước khi khách mua hoặc từ chối nhập sản phẩm không đạt yêu cầu. Càng kĩ tính bao nhiêu trong sản phẩm bán ra, chủ cửa hàng sẽ càng nhận được nhiều niềm tin từ khách hàng đổ về, và đó là điều rất có lợi cho quá trình phát triển.

Nếu đã để mất chữ tín 1 lần, sẽ vô cùng khó khăn trong việc lấy lại nó. Và chắc chắn một cửa hàng kinh doanh không có uy tín sẽ không thể tồn tại lâu bền.

2. Ưu tiên quyền lợi khách hàng

Giữa sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thực phẩm sạch, xây dựng niềm tin cho khách hàng đã khó, chăm sóc khách hàng để họ quay lại nhiều lần còn khó hơn nữa. Điều mà chủ cửa hàng cần hướng dẫn cho tất cả nhân viên của mình đó là tác phong thể hiện sự chu đáo, chân thành trong từng cử chỉ giao tiếp.

Ví dụ khi khách bước vào hãy chạy ra mở cửa với nụ cười niềm nở, cẩn thận hỏi han về nhu cầu của khách để tư vấn chính xác, tiết kiệm thời gian cho khách. Ngoài ra, luôn cần có sản phẩm dùng thử tại cửa hàng,

trải nghiệm thực tế là con đường ngắn nhất để người mua có thiện cảm với bạn.

Nếu bạn bán hàng online đừng quên gửi những ưu đãi qua tin nhắn để nhắc khách đến thương hiệu của mình, tất nhiên đi kèm đó là dịch vụ vận chuyển. Các bà nội trợ khá bận rộn với công việc gia đình, hãy chỉ ra bạn có thể giúp họ tiết kiệm thời gian bằng cách lựa chọn dịch vụ trọn gói: khách chỉ việc đặt hàng sản phẩm và để bên bạn giao hàng tận nơi, miễn phí vận chuyển hoặc tính phí rẻ cho địa điểm xa. Thuận tiện như vậy, hẳn nhiên các bà nội trợ sẽ ghi nhớ tới thương hiệu của bạn nhiều hơn.  

Các chương trình khuyến mãi dù nhằm mục đích đẩy hàng tồn nhưng cũng cần thể hiện được quyền lợi của khách hàng đang được chú trọng ra sao. Ví dụ mỗi ngày sẽ có khung giờ vàng giảm giá một sản phẩm hot bất kì, hoặc giảm giá cho sản phẩm sắp hết hạn, … nhằm kích cầu người mua. Bạn có thể lưu thông tin khách hàng theo dạng cá nhân hoặc gộp họ theo nhóm nhằm chăm sóc tốt nhất, đưa ra những hình thức mới mẻ như kết nối nhiều khách hàng trong một nhóm để cùng mua sản phẩm giá trị cao với số tiền rẻ hơn chẳng hạn. Đó là cũng cách thể hiện việc cửa hàng bạn quan tâm đến quyền lợi của khách hàng như thế nào và sẽ giúp củng cố thêm niềm tin cho khách hàng mình.

3. Quản lý thông tin khách hàng

Từ đơn bán đầu tiên, bạn đã có thể lưu đầy đủ về họ tên - số điện thoại - địa chỉ - … của khách hàng. Những hóa đơn tiếp theo hay lịch sử giao dịch là phương tiện để bạn theo dõi và đoán biết tính cách, nhu cầu của vị khách ấy nhằm có chiến lược bán hàng phù hợp với họ.

Nông sản, thực phẩm sạch là mặt hàng thiết yếu, cần dùng hàng ngày nên nhu cầu rất lớn, nếu có thể nắm chắc thông tin của khách hàng và quan tâm họ đúng mực, chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ dành được nhiều niềm tin của khách.

Chúc bạn sẽ ngày càng thành công trên con đường kinh doanh của mình!

Nguồn: kiotviet

Những sai lầm nghiêm trọng khi quản lý chuỗi cửa hàng

Số lượng cửa hàng lớn, bộ máy nhân sự cồng kềnh gây ra nhiều khó khăn cho người quản lý. Nếu bạn đang chuẩn bị đảm nhận trọng trách lớn lao này hãy tìm hiểu ngay để tránh những sai lầm nghiêm trọng khi quản lý chuỗi cửa hàng.

Sai lầm 1: Không nắm được tình trạng hàng tồn kho khi quản lý chuỗi cửa hàng

Sai lầm này quyết định khả năng sống còn của chuỗi cửa hàng, nếu một người quản lý không nắm được mặt hàng A tồn kho số lượng, kích thước, màu sắc nào thì cửa hàng bạn sẽ gặp tình trạng rất nhiều hàng tồn kho từ năm này sang năm khác.

Việc quản lý nắm được rõ tình trạng tồn kho hàng sẽ giúp họ chủ động điều chuyển hàng, đẩy hàng tồn kho của cửa hàng 1 sang bán tại cửa hàng 2, hoặc sắp xếp lại gian hàng để những mặt hàng tồn kho lâu năm được đẩy bán sớm hơn.

Sai lầm 2: Hàng hóa sắp xếp thiếu hợp lý

Sắp xếp hàng hóa khoa học là một yêu cầu cơ bản, việc sắp xếp khoa học không chỉ đảm bảo vấn đề thẩm mỹ mà khi bán hàng nhân viên có thể dễ dàng nắm được vị trí hàng hóa, không mất nhiều thời gian tìm kiếm hay thậm chí khách hàng cũng có thể tự tìm hàng mà không phải chờ đợi nhân viên.

Sắp xếp hàng hóa thiếu hợp lý còn dẫn tới tính trạng thất lạc hàng hóa, hàng hết hạn sử dụng nhưng không nắm được để đẩy bán kịp thời.

Những cửa hàng bán lẻ như tạp hóa, mỹ phẩm với số lượng hàng lớn, hạn sử dụng ngắn hạn phải cực kỳ lưu ý tới điều này. Những người quản lý chuỗi cửa hàng thời trang, chuỗi cửa hàng chăn ga gối đệm,...đều đảm bảo hàng hóa luôn sắp xếp một cách khoa học và có tính thẩm mỹ cao.

Sai lầm 3: Kiểm kho thiếu chặt chẽ

Việc kiểm kho thường xuyên hàng tuần, hàng tháng để khớp số liệu giữa các cửa hàng với số liệu tổng hàng đã nhập mất rất nhiều thời gian bởi hàng đã được điều chuyển linh động giữa các cửa hàng với nhau. Mỗi ngày lại có tới hàng chục, hàng trăm giao dịch nhập vào, bán ra, nếu không có phương pháp kiểm kho chặt chẽ hàng rất dễ thất thoát hoặc sai lệch số liệu.

Trước đây chắc bạn đã quá quen thuộc với cảnh mỗi kỳ kiểm kho từ nhân viên tới quản lý đều lăn xả đếm hàng thủ công, ghi chép sổ sách xem số lượng tồn kho đã khớp nhau hay chưa thì bây giờ công nghệ quản lý chuỗi cửa hàng KiotViet đã mang tới giải pháp mới giúp chủ shop kiểm kho một cách khoa học và rút ngắn thời gian hơn rất nhiều, chủ shop có thể kiểm kho bằng mã vạch, chỉ với một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng.

Sai lầm 4: Không tự động hóa số liệu

Nếu bạn đang áp dụng excel với những hàm tính toán phức tạp thì xin hãy dừng lại, dành 10' để trải nghiệm dùng thử Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng KiotViet. Quản lý từ doanh thu, chi phí, hàng hóa, nhân viên,..chỉ với một phần mềm vừa tiết kiệm thời gian lại hạn chế tối đa sai sót.

Thay vì bạn phải đặt lệnh cho từng phép toán thì với KiotViet mọi số liệu đều tự động hóa. Bạn chỉ cần nhập giao dịch mua vào, bán ra, mọi dữ liệu được cập nhật tự động vào báo cáo bán hàng cuối tháng, số lượng tồn kho cũng tự động trừ tương ứng.

Sai lầm 5: Chất lượng nhân viên không đồng bộ tại mỗi cửa hàng

Một trong những lí do chi nhánh 2 bán hàng không tốt bằng chi nhánh 1 mặc dù hàng hóa giống nhau, địa thế tốt như nhau? Vậy thì người quản lý cần xem lại chất lượng nhân viên tại cửa hàng. Hãy thử so sánh trải nghiệm mua hàng tại 2 chi nhánh khác nhau:

Chi nhánh 1: Khách hàng ghé thăm cửa hàng phải tự xếp xe, bảo vệ chỉ đứng nhìn và đưa vé cho khách. Nhân viên tư vấn sai trọng tâm, không cung cấp được đủ thông tin cho khách hàng, nhân viên không nhớ giá bán, không nhớ vị trí đặt sản phẩm, phải mất nhiều thời gian để khách lựa chọn được một sản phẩm ưng ý.

Chi nhánh 2: Khách hàng ghé thăm cửa hàng, bảo vệ tự động dắt xe cho khách và nở một nụ cười thật tươi. Nhân viên tư vấn hỏi về nhu cầu của khách và nhanh chóng đưa ra sản phẩm phù hợp với tốc độc nhanh nhất. Nhân viên nắm rõ giá bán và đặc tính sản phẩm giúp khách hàng cảm thấy yên tâm, tin tưởng.

Có thể thấy trải nghiệm mua hàng ở chi nhánh 2 tốt hơn, khách hàng hài lòng và dễ dàng đưa ra lựa chọn mua hàng hơn thay vì trải nghiệm ở chi nhánh 1.

Để giải quyết vấn đề chất lượng nhân sự không đồng đều ở các chi nhánh thì người quản lý chuỗi cửa hàng cần đặt ra quy định, chế tài riêng để thưởng phạt khi nhân viên làm sai quy định. Đồng thời cũng có những chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ hợp lý để nhân viên gắn bó lâu dài. Tạo ra văn hóa riêng cho cửa hàng của bạn.

Sai lầm 6: Không nắm được tổng quát hiệu quả bán hàng khi quản lý chuỗi cửa hàng

Bạn có gặp tình trạng chi nhánh 1 thì bán rất tốt nhưng doanh số chi nhánh 2 lại kém hơn nhiều? Sự chênh lệnh  về hiệu quả bán hàng từng cửa hàng phản ánh khả năng quản lý bao quát của bạn. Nếu bạn chỉ tập trung vào đẩy doanh số cho cửa hàng chính mà quên mất rằng các cửa hàng khác cũng rất tiềm năng, đang bỏ ngỏ thì bạn đang lãng phí rất nhiều tiền bạc.

Để vận hành một cửa hàng mất bao nhiêu chi phí từ nhân viên, mặt bằng,...hãy cố gắng nắm được bức tranh bao quát khi quản lý chuỗi cửa hàng. Khi mặt hàng A ở chi nhánh 1 sắp hết, thay vì nhập mới  bạn có thể điều chuyển hàng từ chi nhánh khác sang. Hoặc thiết lập riêng CTKM dành cho cửa hàng 2 có doanh thu thấp hơn, điều phối khách hàng mua hàng ở cửa hàng 2.

Nguồn: kiotviet

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Các cách marketing cửa hàng trên facebook

Với hơn một tỷ thành viên đang kết nối thì không khó để khẳng định rằng facebook hiện đang là mạng xạ hội mạnh nhất hiện nay. Rất nhiều người đã nắm bắt được cơ hội này và coi đó là một kênh marketing hiệu quả. Ngay bây giờ, bạn hãy biết tận dụng những lợi thế của mạng xã hội này để marketing hiệu quả cho cửa hàng của bạn.

1. Tạo ra một fanpage riêng cho cửa hàng của bạn

Tạo trang kinh doanh là bước đầu tiên để cửa hàng có thể buôn bán online dễ dàng. Việc tạo trang khá đơn giản, chỉ cần tạo fanpage bằng cách nhấp vào địa chỉ: https://www.facebook.com/pages và nhấn nút tạo trang là đã hoàn thành. Để giúp cho trang web dễ dàng được chia sẻ và khách hàng tìm đến nhiều hơn, doanh nghiệp nên tạo một trang mang tên thương hiệu của chính doanh nghiệp đang sử dụng.



2. Chọn ảnh bìa hấp dẫn

Ảnh bìa là một trong những cơ hội tốt để trình bày nội dung của một cách đầy đủ và bao quát. Do vậy, các doanh nghiệp nên cố gắng tạo ấn tượng cho khách hàng bằng một cover bắt mắt, sáng tạo đồng thời bao quát những gì mà doanh nghiệp muốn truyền đạt với khách hàng. Hơn nữa, cover cần thay đổi thường xuyên để cho khách hàng biết doanh nghiệp luôn có sự đổi mới tích cực. Doanh nghiệp cũng có thể dùng cover riêng khi có các chương trình khuyến mãi, sự kiện… Ảnh cover nên được đồng bộ hóa với ảnh đại diện, cả về màu sắc và bố cục giúp cho cover dễ nhìn và bắt mắt hơn. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy thích thú khi ghé thăm trang.

3. Kết nối facebook với website của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp đang sở hữu một trang web kinh doanh thì có thể kết nối với trang facebook bằng cách dùng liên kết tự động đăng bài. Bài mới sẽ xuất hiện đồng thời trên cả trang kinh doanh và trang fanpage đã tạo. Cố gắng viết bài và đăng lên trên status bằng những đoạn mô tả thật hấp dẫn, thu hút và nhiều tính tương tác. Hãy làm mới nó liên tục khiến cho khách hàng cảm thấy doanh nghiệp luôn mới lạ và điều đó nói lên doanh nghiệp luôn có trách nhiệm với khách hàng. Ví dụ, ngay tại phần mềm bán hàng KiốtViêt, khách hàng sẽ thường thấy trạng thái cập nhật những lời giới thiệu về sản phẩm cũng như chia sẻ các các câu chuyên vui của doanh nghiệp, điều đó giúp người dùng dễ dàng theo dõi và quan tâm tới sản phẩm đang hướng tới.

4. Lựa chọn thời gian lí tưởng để post bài

Thông thường, mỗi một bài viết xuất hiện ở đầu newsfeed của người dùng là quan trọng cho việc truyền tải thông điệp, nội dung cho người dùng. Vậy nên doanh nghiệp cần phải làm như thế nào để nội dung luôn xuất hiện trong newsfeed của người dùng. Theo dữ liệu nghiên cứu mới đây cho thấy thời gian tối ưu để đăng nội dung trên facebook là khoảng khung giờ 11h – 12h trưa và 20h-22h tối là thời điểm facebook có được lượng người tham quan nhiều nhất trong ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng vào đăng tin vào khung giờ đó được. Công cụ “Schedule” với biểu tượng chiếc đồng hồ ngay dưới bài post sẽ giải quyết bài toán thời gian này. Việc chuẩn bị bài và ảnh đăng lên facebook cho một vài ngày trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

5. Thu hút tương tác thông qua các cuộc thi, mini game

Dành thời gian lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi quy mô nhỏ trên Facebook sẽ giúp thương hiệu trở nên thú vị và sôi nổi hơn. Khi doanh nghiệp có sản phẩm mới hoặc một ý tưởng mới, hãy sử dụng các cuộc thi coi như đó là một công cụ tìm hiểu sở thích của khách hàng và sau đó khai thác các dữ liệu đó để lập thành một chiến lược mới tốt hơn. Doanh nghiệp có thể sẽ nhận được các dữ liệu về sở thích của khách hàng thông qua cuộc thi viết bài nêu cảm nghĩ về sản phẩm, hoặc là nếu hình thức kinh doanh của bạn liên quan đến chụp ảnh thì có thể tổ chức các cuộc thi Ý tưởng các cuộc thi càng sáng tạo và độc đáo thì cơ hội trở thành những doanh nghiệp nổi bật trên facebook càng cao. Hãy tận dụng nó một cách thích hợp.

Nguồn: kiotviet

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

5 Gợi ý giúp kinh doanh thực phẩm sạch thành công

Mỗi ngày, lại có nhiều hơn các bà nội trợ chọn cửa hàng thực phẩm sạch để tiêu dùng. Vì thế, kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch an toàn ngày càng được nhiều người lựa chọn. Làm sao để kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch thành công? Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số gợi ý giúp ích cho bạn.

1. Lựa chọn địa điểm & khảo sát thị trường

Theo kinh nghiệm của một số chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cho biết: Địa điểm kinh doanh thuận lợi quyết định tới hơn 60% thành công của cửa hàng. Một số địa điểm mở cửa hàng thực phẩm sạch lý tưởng như gần khu chung cư, con phố đông hộ gia đình, dân văn phòng, nơi dân cư có thu nhập tốt… Đây là khu dân cư có tỷ lệ cao quan tâm đến sức khỏe, an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, khảo sát thị trường là vấn đề vô cùng quan trọng. Nhờ đó, chủ cửa hàng nắm bắt được các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định về giá bán và loại thực phẩm bán phù hợp với tình hình dân cư.

2. Tìm nguồn hàng tin cậy, chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp việc kinh doanh thực phẩm sạch của bạn thành công là phải tìm được nguồn hàng an toàn, chất lượng, ổn định và nguồn gốc rõ ràng.

Đối với các mặt hàng rau củ quả, các loại thực phẩm thịt, trứng… bạn có thể trực tiếp lên các vùng chuyên trồng màu như Sóc Sơn, Đông Anh, Vĩnh Phúc hoặc Hòa Bình, liên hệ với các cơ sở sản xuất nuôi trồng uy tín và chất lượng để yêu cầu phân phối.

Hay với mặt hàng hải sản, bạn có thể tìm mối quanh các nhà chuyên đi đánh bắt hải sản, nuôi trồng hải sản ở khu vực Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa…để đặt hàng các loại hải sản. Hoặc bạn có thể lấy trực tiếp từ các đơn vị cung cấp nổi tiếng, riêng biệt cho mỗi thực phẩm như: nho Ba Mọi, táo Ninh Thuận, rau củ quả Sóc Sơn, Hòa Bình, tỏi Lý Sơn, trứng gà Hòa Bình, cà chua, cà rốt từ Đà Lạt, hải sản từ Hoàng Sa,…

Bên cạnh đó, bạn có thể lấy từ các đơn vị uy tín hiện nay như rau củ quả hữu cơ từ EcoGreen, BigGreen…

3. Tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng

Đối với tâm lý chung của người Việt, sự tin tưởng được thể hiện trước mắt là trên giấy tờ. Do đó, hãy treo giấy chứng nhận được cơ quan uy tín cấp ở nơi bắt mắt, sang trọng. Việc đào tạo nhân viên bán hàng lịch sự, chuyên nghiệp, có thể tư vấn, giải đáp thắc mắc về nguồn thực phẩm sẽ khiến khách hàng tin tưởng hơn.

Tuân thủ đúng nguyên tắc, dây chuyền đóng gói, bảo quản, trình bày đẹp mắt giúp cửa hàng bạn bảo quản thực phẩm tốt hơn, tránh hư hỏng dẫn đến thua lỗ. Và hơn hết, việc bảo quản sạch sẽ, tươi sống tạo cho khách hàng cảm giác an toàn và tin tưởng khi mua thực phẩm ở cửa hàng của bạn.

Bên cạnh đó, cửa hàng có thể tổ chức các sự kiện, chương trình tạo cảm giác gần gũi với khách hàng hơn như: hàng tháng tổ chức cho khách hàng thân thiết đi tham quan khu nuôi trồng cung cấp thực phẩm sạch cho cửa hàng bạn hay tổ chức mổ cá ngay tại cửa hàng bạn…

4. Hoạt động truyền thông - Xây dựng thương hiệu

Tạo ra các trang web, page cho cửa hàng của bạn để đưa thêm thông tin về cửa hàng, đưa ra các thông tin về thực phẩm. Với cách làm này, bạn vừa lấy được phản hồi của khách hàng khi sử dụng thực phẩm tại cửa hàng bạn, vừa có thể giải đáp thắc mắc và bán hàng online.

Việc xây dựng thương hiệu cho cửa hàng thực phẩm sạch là rất quan trọng. Bạn có thể làm cho khách hàng ấn tượng với cửa hàng của bạn bằng cách đem lại hình ảnh gần gũi từ bao bì đựng thực phẩm, bảng hiểu, đồng phục nhân viên, màu sắc trang web…

Nguồn: kiotviet

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

7 điều đáng học khi kinh doanh nhà hàng

70% nhà hàng kinh doanh thành công quyết định vào sự quản lý đúng đắn, hợp lý hay không của các quản lý nhà hàng. Các quản lý nhà hàng là người trực tiếp tiến cận khách hàng và xử lý tính huống tai nạn ngay tại nhà hàng. Bạn muốn trở thành một người quản lý tốt thì cần phải có những điều gì? 7 điều đáng học khi bắt đầu quản lý nhà hàng sẽ giúp bạn có tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ của một người quản lý suất sắc. 

1. Khách hàng là thượng đế

Câu ” Khách hàng là thượng đế” giống như kim chỉ nam của mọi quản lý nhà hàng. Khách hàng là người chi trả mọi chi phí kinh doanh của nhà hàng của bạn vì vậy họ cần được nhận lại thái độ phục vụ tốt nhất. Muốn trở thành một người quản lý giỏi bạn cần phải đặt mình vào cương vị của một người khách hàng để hiểu họ cần gì, họ muốn gì? Bạn luôn phải cân nhắc đến suy nghĩ của khách hàng để thu về lợi nhuận cho nhà hàng, tạo uy tín, niềm tin trong kinh doanh

Quy luật kinh doanh đã chứng minh, thị trường luôn biến đổi không ngừng, sở thích ăn uống của khách hàng cũng thay đổi, nhưng đồ ăn chất lượng – giá rẻ luôn là yêu cầu chung của đa số thực khách.

Người quản lý cần phải lắng nghe ý kiến khách hàng về những phản hồi tích cực hay tiêu cực để nhanh chóng khắc phục và cải thiện chất lượng phục vụ. Bởi, nhà hàng không chỉ mang đến những món ăn, dịch vụ tiện lợi cho thực khách mà còn cần có thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý khiếu nại hay những điểm không hài lòng của họ một cách công bằng, nhanh chóng.

2.Điều hành nhân viên

Quản lý cần có những kế hoạch đào tạo nhân viên chỉnh chu, hiệu quả nhất.

Để bắt tay vào việc quản lý, điều đầu tiên cần làm là tuyển dụng nhân sự. Ngoài những kinh nghiệm quản lý bạn đã có sẵn từ những lý thuyết, bạn phải xác định rõ những việc mà nhân viên phải làm và bạn muốn nhân viên làm.

Bạn nên lập một bảng kế hoạch chi tiết, các yêu cầu của từng bộ phận công việc, đi kèm theo đó là trách nhiệm và phận sự của từng chức vụ. Vì vậy, khi tuyển dụng bạn sẽ dễ dàng lọc ra được ứng viên nào phù hợp với từng vị trí trong nhà hàng của bạn.

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh. Tìm được những nhân viên tận tâm, chu đáo, có ý thức cầu tiến trong công việc sẽ giúp cho việc quản lý nhà hàng của bạn thuận lợi, phát triển hơn.

Ngoài ra, bạn cũng luôn cần phải cập nhật những nguyên tắc, thưởng phạt để cải thiện, đánh giá năng lực làm việc của từng người.

Cần chú trọng việc đào tạo nhân viên, nâng cao tay nghề làm việc nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời, bạn kiểm soát kỹ số lượng nhân viên cho nhà hàng, trách để tình trạng thừa nhân viên khi vắng khách  hay thiếu nhân viên vào những giờ cao điểm của nhà hàng.

3.Kinh doanh nhà hàng cần quảng cáo

Hiện nay, thời đại công nghệ số, truyền thông trở thành một công cụ không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực nhất là đối với kinh doanh nhà hàng. Bất cứ nhà hàng nào muốn tạo dựng thương hiệu hay tiếng tăm đều phải nhờ đến quảng cáo để thu hút lượng khách hàng tìm đến. Các kênh truyền thông như: Báo chí, truyền hình, website, các mạng xã hội. Việc marketing đòi hỏi có chiến lược cụ thể, rõ ràng và dài hạn.

Để cho ra đời được một chiến lược maketting tổng thể và hiệu quả thì cần phải xác định rõ mục tiêu và xu hướng thị trường. Không có một nhà hàng nào có thể đủ sức đáp ứng được mọi đối tượng khách hàng. Người quản lý cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng hướng tới và cập nhật xu hướng thị trường đang phát triển theo chiều hướng nào để từ đó đề ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể, lâu dài nhằm tạo lợi nhuận vững chắc cho nhà hàng.

4. Quản lý dòng tiền tệ

Bạn cần phải kiểm soát dòng tiền chảy ra và lợi nhuận thu về trong kinh doanh.

Dòng tiền tệ ở đây chính là số tiền bạn thu được và số tiền cần chi trả hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Kinh nghiệm của những nhà quản lý nhà hàng kỳ cựu là cần quản lý chặt chẽ tài chính nhà hàng, nắm bắt được từng hạng mục thu chi và xem lại báo cáo doanh số mỗi cuối ngày.

Việc thiết lập lịch sử kinh doanh của nhà hàng giúp bạn nắm rõ chi phí lương, tính tăng giảm, số lượng khách hàng và dự đoán doanh số trong tương lai.

Một quản lý giỏi luôn có những phác thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và nắm rõ được chi phí định kỳ của nhà hàng, doanh thu, lợi nhuận thu về, điểm hòa vốn…

5.Lựa chọn phần mềm quản lý

Bạn nên lựa chọn một phần mềm quản lý trên máy tính riêng thay vì phải “lao động chân tay”. Phầm mềm quản lý sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để làm những việc khác. Bạn không thể ngồi hàng giờ để tính nhẩm những con số rồi liệt kê viết tay ra từng hóa đơn một được. Người quản lý thông minh là người luôn biết cách đi đúng xu hướng thực tế.

Phần mềm quản lý có ưu điểm là linh hoạt, độ chính xác cao, hỗ trợ nhiều báo cáo tiện ích và dễ dàng sử dụng sẽ giúp bạn tối ưu hóa quy trình quản lý trong nhà hàng. Đặc biệt những phần mềm này còn giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về quản lý dòng tiền.

6.Lựa chọn địa điểm và quản lý nhà hàng

Vị trí kinh doanh tùy thuộc vào vốn đầu tư và loại nhà hàng mà bạn lựa chọn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho quản lý nhà hàng khi lựa chọn địa điểm kinh doanh:

– Lượng bán hàng dự kiến

– Lưu lượng ngời qua lại, địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng không

– Dân cư quanh khu vực đó có thuộc nhóm khách hàng mục tiêu không

– Có thuận lợi dừng đỗ xe

– Những nhà hàng xung quanh có tác động tốt hay xấu đến kinh doanh của nhà hàng bạn không

– Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương có liên quan đến địa điểm bạn định thuê không

Thiết kế không gian nhà hàng là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Thông thường nhà hàng sẽ dành 40 – 60% diện tích nhà hàng cho khu khách ăn, 30% dành cho khu chế biến và bếp nấu, phần còn lại là khu văn phòng và trữ hàng hóa.

Ngoài ra cách sắp xếp bàn ghế, màu sắc nhà hàng cũng cần hài hòa với nhau và phù hợp phong thủy.

7. Lên thực đơn độc đáo

Thực đơn là công cụ giúp thu hút khách hàng tới nhà hàng của bạn.

Người ta ví món ăn là linh hồn của nhà hàng thì cuốn thực đơn chính là bộ mặt của nhà hàng đó. Khi khách hàng cầm menu trên tay họ không chăm chú đọc mà chỉ “lướt” qua. Nhưng những giây ngắn ngủi đó sẽ để lại ấn tượng mạnh về nhà hàng của bạn trong con mắt các thực khách đến ăn.

Đã qua rồi thời thực đơn dài dằng dặc với cách sắp xếp món ăn thiếu khoa học và không có tính chất bổ trợ cho nhau. Việc liệt kê quá nhiều món ăn khiến menu của nhà hàng bạn trở nên rối rắm, khó nhìn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít quản lý nhà hàng cho rằng đưa ra nhiều sự lựa chọn sẽ dễ “dẫn dụ” khách hàng.

Theo kinhdoanhnhahang.vn

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Cách tính cost món ăn trong nhà hàng để kinh doanh có lãi

Thực tế đã chứng minh: tính giá bán món ăn sai – là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến kinh doanh thất bại của không ít nhà hàng, kể cả nhà hàng của các đầu bếp hay chuyên gia ẩm thực nổi tiếng.

Bởi vậy, điều đầu tiên chúng tôi muốn khuyên bạn trước khi khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, đó là: đừng chủ quan trong việc tính giá bán món ăn (còn gọi là tính cost món ăn hay tính food cost).

Giá cost món ăn chính là giá bán được niêm yết trong thực đơn nhà hàng của bạn, là giá mà bạn sẽ bán cho khách. Nó cũng là cơ sở để tính toán doanh thu và lợi nhuận cuối tháng cho bạn. Bởi vậy, tính đúng giá cost món ăn rất quan trọng.

Để tính được giá cost này, việc bạn cần làm trước tiên là phải hoạch định ra được các loại chi phí phải trả.



Các loại chi phí cần hoạch định trước khi tính giá cost món ăn

Chi phí trực tiếp: Là các loại chi phí liên quan đến các yếu tố đầu vào để tạo ra món ăn như: chi phí nguyên liệu, phụ liệu, gia vị, dụng cụ…

Chi phí gián tiếp: Là những chi phí ảnh hưởng đến giá cost món ăn như: giá trị thương hiệu, chất lượng dịch vụ, độ ngon món ăn,…

Chi phí nhân công: là chi phí trả lương, thưởng, trợ cấp cho đội ngũ nhân sự liên quan đến món ăn như: Phụ bếp, Đầu bếp, Nhân viên phục vụ,…

Chi phí khác: Gồm các chi phí như khấu hao mặt bằng, trang thiết bị, chi phí tiếp thị, bán hàng…

1. Tính cost món ăn theo tỉ lệ % chi phí thực phẩm.

Cách tính cost món ăn này dựa trên chi phí tạo thành món ăn. Đây là cách tính cost món ăn phổ biến nhất. Tùy theo tiêu chuẩn, hạng sao của nhà hàng mà giá cost món ăn sẽ được áp dụng tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm từ 25% đến 35%.

Tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm càng cao, khách hàng càng có cảm giác món ăn rẻ, họ thấy thức ăn hấp dẫn hơn so với số tiền phải trả nên thực khách sẽ càng ưa chuộng hơn.

Hiện nay, hầu hết các nhà hàng, khách sạn đều áp dụng tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm là 35%, như vậy bạn sẽ có công thức:

Giá cost món ăn = Chi phí nguyên vật liệu cấu thành món ăn / 35%

Một trong những yếu tố giúp xác định cách tính cost món ăn nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, đó là nắm chắc việc kiểm soát định lượng. Thông thường, công việc này sẽ do các đầu bếp phụ trách, vì họ là người biết chính xác mỗi món ăn cần bao nhiêu phần trăm mỗi thành phần phải đưa vào để cấu thành món ăn.

Để làm được điều này, các đầu bếp phải tập làm quen với việc cân/đo/đong/đếm mọi thứ, từ thịt, bò, gà, cá từ thịt bò, gà, cá, … cho đến các loại gia vị như hạt tiêu, nước mắm, dầu ăn,… Hoặc, cũng có thể linh hoạt mua những thực phẩm đã được phân lượng, đóng gói sẵn để tiết kiệm thời gian và nhân lực trong việc định lượng chi phí thực phẩm.

Ví dụ:

Nếu nhà hàng của bạn bán món “thăn bò nướng”, thì chi phí thực phẩm đầu vào cho một suất ăn sẽ bao gồm:

Phi lê bò: 120.000đ/ phần

Phụ liệu đi kèm (khoai tây, rau củ, salad, bánh mì, nước sốt hoặc món ăn kèm theo yêu cầu) khoảng: 30.000đ

Khi đó, tổng chi phí thực phẩm ban đầu cho một phần thăn bò nướng sẽ là 150.000đ/phần/người. Khi đó, giá bán của món “thăn bò nướng” sẽ được tính như sau:

Food cost = 150.000 / 35% = 429.000đ

Như vậy, 429.000 đồng là mức giá bán hợp lý để nhà hàng có lãi từ món “thăn bò nướng” trên. Tuy nhiên, bạn cũng hoàn toàn có thể tăng thêm giá bán thành 449.000đ hoặc 499.000đ. Khi giá món ăn tăng lên thì tỉ lệ chi phí thực phẩm sẽ thấp xuống (thường dưới mức 35%), khi đó nhà hàng của bạn sẽ có lãi hơn. Tất nhiên, bạn cần cân đối với khả năng sẵn sàng chi trả và chấp nhận giá bán đó của khách hàng nữa nhé.

2. Tính cost món ăn theo đối thủ cạnh tranh:

Nghĩa là bạn “lựa” xem đối thủ trực tiếp của mình đang bán cùng món đó với giá bao nhiêu, rồi bạn về cân đối tính toán giá bán món ăn tại nhà hàng của mình.

Đây cũng là một phương pháp được nhiều nhà hàng áp dụng phổ biến, để đảm bảo giá món ăn của bạn không quá đắt hay quá rẻ so với đối thủ.

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo bạn áp dụng để tính giá một vài món thì được, chứ không nên làm theo cách tính này lâu dài vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bạn không biết đối thủ có thể tăng hoặc giảm giá bất cứ lúc nào. Bạn cũng không thể chạy theo họ mãi được. Ngược lại, không có gì đảm bảo: giá bán món ăn của bạn không bị một đơn vị khác “tham khảo”. Thật là một vòng luẩn quẩn, mệt mỏi phải không?

3. Cách tính giá cost món ăn theo cung – cầu:

Nghiên cứu tình hình cung – cầu thị trường, thị hiếu của thực khách cũng là yếu tố cần thiết trong việc định giá bán thức ăn. Khi cung nhiều cầu ít thì giá sẽ rẻ. Ngược lại, khi cung ít cầu nhiều, giá món ăn sẽ được đẩy lên cao.

Nếu món ăn đó chỉ duy nhất nhà hàng của bạn kinh doanh, giá món ăn có thể sẽ cao. Nhưng nếu món ăn đó có trong tất cả thực đơn nhà hàng khách sạn, thì bạn phải cân đối giảm chi phí nguyên liệu, giảm giá cost món ăn để tăng sức cạnh tranh.

4. Tính cost món ăn theo khả năng sinh lời

Đây là cách định giá món ăn dựa vào sự phân tích doanh thu, lợi nhuận mà các món trong thực đơn của khách sạn mang lại. Với món ăn chi phí thấp, sinh lợi nhuận cao và được khách hàng gọi đặt nhiều thì sẽ được định giá theo chính sách thúc đẩy doanh thu bán được nhiều hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một cách tính giá không nên quá lạm dụng vì nó là con dao hai lưỡi. Tăng giá quá cao có thể khiến khách hàng quay lưng với bạn.

Trên đây là 4 cách tính cost món ăn mà bạn có thể tham khảo để đưa ra được một giá bán hợp lý trong thực đơn nhà hàng của mình. Hãy tính giá bán hợp lý nhất để sau khi trừ đi các khoản chi phí khác như lương nhân viên, hóa đơn điện nước…, nhà hàng của bạn vẫn có lợi nhuận cao.

Chúc các bạn kinh doanh thành công.

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Mở nhà hàng ăn uống liệu dễ có lợi nhuận?

Tiềm năng của kinh doanh nhà hàng là lớn nên ai cũng nghĩ đây là loại hình dễ dang thu về lợi nhuận lớn. Nhưng phải thực sự bắt tay vào mở nhà hàng ăn uống, bạn mới thấy được vô vàn những khó khăn nằm ngay từ những bước đầu. Những nhà hàng chúng ta thấy họ “ăn nên làm ra” chỉ là số ít trong vô vàn nhà hàng phải đóng cửa do chịu lỗ trong thời gian dài. Vậy mở nhà hàng ăn uống có thực sự là hình thức “một đồng vốn bốn đồng lời” như người ta đồn đại? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Phân tích thị trường tiềm năng ngành dịch vụ ăn uống

Tính đến hiện nay cả nước ta có trên 500,000 cửa hàng dịch vụ ăn uống với đầy đủ mô hình từ bình dân đến cao cấp. Điều đó cho thấy, ngành dịch vụ ăn uống ở nước ta đang phát triển thịnh vượng nhưng cùng với đó là sức ép cạnh tranh vô cùng lớn. Thực tế cho thấy không ít nhà hàng phải đóng cửa trên cuộc đua đầy khốc liệt này.

Việc mỗi năm số lượng nhà hàng ăn uống mở mới nhiều hơn dẫn đến thị trường bị thu hẹp, trong khi người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tinh hơn cho việc chi trả cho vấn đề ăn uống. Nhu cầu cơ bản như ăn no và ngon của khách hàng còn phải đi cùng với giá cả hợp lý, dịch vụ tốt,...

Còn đối với các nhà hàng, chuỗi lớn sau bước khởi đầu thành công, họ thường gặp những khó khăn trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng. Do đặc tính của người Việt thường “nhanh thèm chóng chán” nên họ thường bị lôi kéo bởi những nhà hàng mới mở.

Thực tế, khi mở nhà hàng ăn uống đánh trúng được thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng cùng sự chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng, yếu tố dịch vụ thì cơ hội “ăn nên làm ra” khi kinh doanh là rất lớn. Xu hướng người tiêu dùng thay đổi liên tục nhưng nhu cầu cốt lõi của con người là đồ ăn uống phải hợp, dịch vụ phải tốt vẫn là cái không bao giờ biến chuyển. Vì vậy, nếu nhà hàng nào đáp ứng đủ hai yếu tố trên thì khách hàng sẽ không ngần ngại mà móc hầu bao để chi trả.

Những khó khăn trong quá trình mở nhà hàng ăn uống ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài

Những khó khăn trong khi mở nhà hàng ăn uống là việc bạn khó tránh khỏi. Trong quá trình kinh doanh, sẽ tồn tại nhiều rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của chủ nhà hàng. Điều quan trọng nhất chủ nhà hàng cần biết cách giải quyết chúng.

1. Tìm mặt bằng phù hợp là một bài toán khó

Đây là khó khăn đầu tiên và cũng là lớn nhất với chủ đầu tư nhà hàng. Để kinh doanh thuận lợi, khách ra vào nườm nượp, thì vị trí mặt bằng phải trên các con phố lớn hay tại các khu vực có đông đúc dân cư. Khó ở chỗ những vị trí như vậy rất “hot” và hầu hết đã được một bên nào đó chọn thuê lâu dài. Không chỉ vậy, giả dụ bạn tìm được một mặt bằng phù hợp thì khả năng cao vị trí đó có nhiều bên tranh chấp và vô tình đẩy mức giá thuê lên nhiều lần.

Tuy nhiên, không vì thế mà chấp nhận thuê mặt bằng tại một nơi “khỉ ho cò gáy” hay chọn nhanh một chỗ nào đó để thuê. Vì điều này đang giết chết cơ hội kinh doanh của bạn ngay từ đầu.

Thay vì “dầm mưa dãi nắng” di chuyển khắp nơi để tìm cho mình một mặt bằng phù hợp thì bạn hãy tìm hiểu kỹ trước rồi mới đi. Trên mạng có rất nhiều website, group về mặt bằng, nhà đất cho thuê mà bạn có thể tận dụng để tìm kiếm những mặt bằng phù hợp cho bản thân. Tuy nhiên, trong đây có những nguồn tin đáng tin cậy và ngược lại, vì thế để chắc chắn khi tìm được mặt bằng phù hợp hãy trực tiếp đến khảo sát xem có đúng như các trang truyền tải không.

Để đảm bảo nhất, bạn nên liên hệ với các trung tâm môi giới bất động sản, việc này sẽ mất một khoản tiền cho bên thứ 3 khi giao dịch thành công. Tuy nhiên, bạn được lợi là sẽ an tâm lựa chọn được một mặt bằng ưng ý mà không sợ vướng phải lừa đảo.

2. Tốn công sức để duy trì chất lượng nhà hàng trong nhiều năm

Thực tế nhiều nhà hàng mở đến 5 chi nhánh nhưng lại “đuối sức” khi không thể duy trì chất lượng như nhau. Rủi ro từ một chi nhánh cũng khiến cho toàn bộ nhà hàng còn lại “mất điểm” trong lòng khách hàng.

Để danh tiếng thương hiệu không bị ảnh hưởng, chủ kinh doanh cần một quản lý đồng đều và thống nhất chất lượng giữa các chi nhánh. Một trong những công việc khó nhất là xây dựng được sự chuyên nghiệp hóa, làm sao để toàn thể nhân viên được đào tạo nghiệp vụ tốt nhất. Bời nhân viên có chuyên môn thì mới đủ khả năng làm hài lòng những thực khách.

Bên cạnh đó, chất lượng món ăn cũng phải như nhau. Bạn nên tìm một nguồn nhập duy nhất và đáng tin cậy cho nhà hàng của mình trong nhiều năm. Đảm bảo quy trình chế biến cũng như lưu trữ được tối đa quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi chỉ một sai sót nhỏ với vấn đề vệ sinh thì uy tín của nhà hàng gây dựng bao năm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3. Sự đồng điệu giữa các nhà hàng trong cùng khu vực

Có thể bạn là người đầu tiên mở nhà hàng ăn uống tại địa điểm này. Nhưng sau một thời gian, các nhà hàng mới mọc lên với những mô hình thiết kế, chất lượng, món ăn tương tự, thậm chí có phần nổi trội hơn. Lúc này nhà hàng của bạn sẽ đối mặt với việc làm sao để cạnh tranh lại với đối thủ?

Do vậy, để không vướng vào tình huống trên, bạn cần phải làm những điều mà các nhà hàng khác không làm và liên tục đổi mới. Một gợi ý mà nhiều nhà hàng hiện nay đang áp dụng, đó là bổ sung những món ăn theo xu hướng, đổi mới menu đa dạng theo ngày,...

Hay cả việc đổi mới cách phục vụ cũng là yếu tố quyết định đến sự thành bại. Bạn có thể làm hài lòng khách hàng bằng cách tạo sự ấn tượng đối với những “thượng đế” từ đó tạo ra thiện cảm trong lòng họ. Cụ thể, khi khách vừa bước vào cửa, nhân viên lập tức cúi chào và hướng dẫn họ vào những khu vực bàn trống. Khi họ ngồi vào bàn, nhân viên sẽ đến chào hỏi cẩn thận, mang ngay cho khách hàng món tráng miệng để nhâm nhi trong lúc chờ đợi món chính. Bên cạnh đó, những bản nhạc hay cũng được bật lên trong lúc họ thưởng thức món ăn để kích thích tâm trạng của thực khách.

Cuối cùng, khi khách hàng ra về thì đích thân nhân viên sẽ đi ra tiễn họ ra tận cửa. Hãy đảm bảo tất cả khách hàng của mình ra về đều nhận được lời chào thân thiện nhất. Điều này sẽ gây ấn tượng rất lâu đối với họ.

4. Bài toán làm sao để quản lý nhà hàng được hiệu quả?

Khó khăn lớn mà các nhà hàng phải đối mặt là quá trình quản lý chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, người quản lý phải đối mặt với mớ sổ sách ghi chép từng hoạt động kinh doanh của nhà hàng từ việc kiểm soát, nhân viên, doanh thu - chi phí, đến khâu nhập, xuất nguyên liệu,... Công việc này ngốn nhiều thời gian mà hiệu quả thì chưa thấy đâu, lại còn nhiều sai sót dẫn đến việc thất thoát.

Một giải pháp toàn diện cho việc này là sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng. Nhờ phần mềm, mọi chuyện quản lý đổi với chủ kinh doanh được đơn giản hóa hơn bao giờ hết. Không cần cầu kỳ phức tạp mà người chủ vẫn có thể quản lý bao quát toàn bộ tình hình kinh doanh của một, hay chuỗi nhà hàng.

Kết luận: Mở nhà hàng ăn uống liệu dễ có lợi nhuận hay không phụ thuộc vào cách bạn ứng phó với những khó khăn ra sao, liên tục đổi mới kinh doanh và luôn giữ nhà hàng đạt chất lượng tốt theo năm tháng. Và hơn hết hãy có cho mình một quy trình quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả.

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

7 Kinh nghiệm vàng cho quản lý trong kinh doanh nhà hàng

 Kinh doanh nhà hàng là một công việc phức tạp, yêu cầu người quản lý cần có cái nhìn bao quát, đa chiều và kiến thức nghiệp vụ cũng như xã hội sâu rộng. Thật không ngoa khi nói rằng một người quản lý tốt cần có “sự dũng mãnh của sư tử, sự tinh khôn của loài cáo, đoàn kết, kỷ luật sói khi săn mồi, tầm nhìn xa như đại bàng và nhìn được tổng quát như cú” đó chính là kinh nghiệm quản lý nhà hàng ăn uống mà bạn cần phải có.

1. Khách hàng là thượng đế

“Khách hàng là thượng đế” là câu slogan không còn xa lạ với chúng ta. Đây được coi là kim chỉ nam trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng.Quy luật kinh doanh đã chứng minh, thị trường luôn biến đổi không ngừng, sở thích ăn uống của khách hàng cũng thay đổi, nhưng đồ ăn chất lượng – giá rẻ luôn là yêu cầu chung của đa số thực khách.

Bởi vậy, quản lý nhà hàng cần học cách để thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và cung cấp những dịch vụ chất lượng cao với giá cả phải chăng. Ngoài ra, người quản lý nhà hàng ăn uống cần lắng nghe ý kiến khách hàng. Bởi, nhà hàng không chỉ mang đến những món ăn, dịch vụ tiện lợi cho thực khách mà còn cần có thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý khiếu nại hay những điểm không hài lòng của họ một cách thỏa đáng, nhanh chóng.

2. Điều hành nhân viên

Bước đầu tiên trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng là tuyển dụng được những nhân viên có tài năng và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ngoài kinh nghiệm nhìn người đúc kết qua nhiều năm, người quản lý nhà hàng cần xác định rõ những việc mà bạn muốn nhân viên làm.

Một bảng mô tả công việc chi tiết, nêu rõ yêu cầu và mong muốn của bạn, đi kèm trách nhiệm và phận sự của từng bộ phận tuyển dụng sẽ giúp bạn khoanh vùng được những ứng viên phù hợp.

Hãy xác định nhân viên là bộ mặt của công ty, do đó cần tuân thủ quy tắc, nội quy của nhà hàng. Việc phân công công việc rõ ràng sẽ giúp người quản lý vận hành nhà hàng một cách suôn sẻ.Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên đào tạo, nâng cao tay nghề chuyên môn của toàn thể nhân viên nhà hàng theo từng giai đoạn nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

Đồng thời cũng để nhà hàng không rơi vào trường hợp thừa nhân viên khi vắng khách nhưng lại thiếu người phục vụ khi khách hàng đến đông hơn mọi khi.

3. Quản lý quảng cáo

Quảng cáo là một phần không thể thiếu trong kinh doanh nhà hàng. Đó là việc bạn xây dựng thương hiệu nhà hàng trên các kênh thông tin truyền thông như: Báo chí, truyền hình, website, các mạng xã hội. Việc marketing đòi hỏi có chiến lược cụ thể, rõ ràng và dài hạn.

Người quản lý nhà hàng cần nắm được tất cả thông tin về các chương trình marketing của nhà hàng để cùng bố trí về nhân lực, thực đơn món ăn cho phù hợp. Đồng thời là liên tục đổi mới những chương trình để thu hút thêm nhiều khách hàng tới nhà hàng của mình. Người quản lý phải am hiểu về thị trường, về khách hàng của họ, từ đó mới có thể điều hành được hoạt động marketing một cách hiệu quả nhất.

4. Quản lý dòng tiền tệ

Dòng tiền tệ ở đây chính là số tiền bạn thu được và số tiền cần chi trả hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Kinh nghiệm của những nhà quản lý nhà hàng kỳ cựu là cần quản lý chặt chẽ tài chính nhà hàng, nắm bắt được từng hạng mục thu chi và xem lại báo cáo doanh số mỗi cuối ngày.

Việc thiết lập lịch sử kinh doanh của nhà hàng giúp bạn nắm rõ chi phí lương, tính tăng giảm, số lượng khách hàng và dự đoán doanh số trong tương lai.Một quản lý giỏi luôn có những phác thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và nắm rõ được chi phí định kỳ của nhà hàng, doanh thu, lợi nhuận thu về, điểm hòa vốn…

5. Lựa chọn phần mềm quản lý

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển đã cho ra đời những phần mềm quản lý nhà hàng thích hợp với từng quy mô, hình thức nhà hàng khác nhau. Thay vì “lao động chân tay” hãy lựa chọn cho mình một phần mềm quản lý nhà hàng mà bạn đang kinh doanh. Những phần mềm quản lý có ưu điểm là linh hoạt, độ chính xác cao, hỗ trợ nhiều báo cáo tiện ích và dễ dàng sử dụng sẽ giúp bạn tối ưu hóa quy trình quản lý trong nhà hàng. Đặc biệt những phần mềm này còn giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về quản lý dòng tiền.

6. Lựa chọn địa điểm và bài trí nhà hàng

Vị trí kinh doanh tùy thuộc vào vốn đầu tư và loại nhà hàng mà bạn lựa chọn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho quản lý nhà hàng khi lựa chọn địa điểm kinh doanh:

Lưu lượng người qua lại, địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng không

Dân cư quanh khu vực đó có thuộc nhóm khách hàng mục tiêu không

Có thuận lợi dừng đỗ xe

Những nhà hàng xung quanh có tác động tốt hay xấu đến kinh doanh của nhà hàng bạn không

Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương có liên quan đến địa điểm bạn định thuê khôngThiết kế không gian nhà hàng là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng.

Thông thường nhà hàng sẽ dành 40 – 60% diện tích nhà hàng cho khu khách ăn, 30% dành cho khu chế biến và bếp nấu, phần còn lại là khu văn phòng và trữ hàng hóa.Ngoài ra cách sắp xếp bàn ghế, màu sắc nhà hàng cũng cần hài hòa với nhau và phù hợp.

7. Lên thực đơn

Người ta ví món ăn là linh hồn của nhà hàng thì cuốn thực đơn chính là bộ mặt của nhà hàng đó. Khi khách hàng cầm menu trên tay họ không chăm chú đọc mà chỉ “lướt” qua. Nhưng những giây ngắn ngủi đó sẽ để lại ấn tượng mạnh về nhà hàng của bạn trong con mắt các thực khách đến ăn.

Một quyển thực đơn sáng tạo, mang dấu ấn riêng sẽ khiến nhà hàng của bạn “không lẫn vào đâu được”, và thể hiện năng lực của quản lý nhà hàng tài ba.Việc thu hẹp menu này sẽ giúp khách hàng dễ nhớ, không mất quá nhiều thời gian để lựa chọn.

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

5 kỹ năng kinh doanh cơ bản cần phải có trước khi khởi nghiệp

Để khởi nghiệp, bạn sẽ cần trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng kinh doanh. Thông thường, khi mới bắt đầu bạn sẽ có một số lượng rất nhỏ nhân viên (nếu có) điều này có nghĩa là bản thân bạn sẽ phụ trách phần lớn công việc.  Do đó để vận hành suôn sẻ, đòi hỏi bạn cần phải có những kỹ năng kinh doanh cơ bản.

Bất kể hình thức kinh doanh của doanh nghiệp bạn là gì, thì có một số kỹ năng nhất định bạn phải nắm để quản lý doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả. Và sự thành công của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm bắt vận dụng những kiến thức kinh doanh này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1. Quản lý dự án

Khả năng quản lý hiệu quả các dự án ở bất kỳ quy mô nào là điều vô cùng quan trọng đối với chủ doanh nghiệp.

Nói chung điều này liên quan đến việc xác định mục tiêu kinh doanh, vận hành, quản lý và đảm bảo mọi thứ đi đúng tiến độ ban đầu đã định ra.

Ngoài những kiến thức quản lý dự án bạn may mắn được học, thì việc dành thời gian để tìm hiểu nghiên cứu cũng là điều cần thiết bạn nên làm.

Quản lý dự án đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh. Vì suy cho cùng xu hướng kinh doanh hiện nay đang dần dịch chuyển từ khuynh hướng sản xuất sang cung ứng dịch vụ theo ý muốn, theo yêu cầu của khách hàng.

Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, truyền thông nên việc trao quyền chủ động cho nhân viên, cấp quản lý chỉ việc giám sát tiến độ, điều phối để đảm bảo cho mọi thứ diễn ra đúng tiến độ ban đầu định ra.

Chỉ với những lý do thiết yếu trên đã đủ để thuyết phục bạn phải trang bị cho mình kỹ năng quản lý dự án trước khi bắt tay vào kinh doanh.

2. Kỹ năng về kế toán

Một cái đầu am hiểu về con số là một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng cho bất kỳ chủ sở hữu doanh nghiệp nào.

Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về khả năng dự toán, khả năng quản lý thu chi và hoàn thành các báo cáo cuối năm cho riêng mình.

Bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc về lợi nhuận, dự báo ngân lưu, để đảm bảo đầu tư và cung cấp cho công ty bạn một khuôn khổ vững chắc để phát triển.

3. Kỹ năng lãnh đạo

Nếu bạn có ý định khởi nghiệp, nếu bạn là chủ một doanh nghiệp, thì kỹ năng lãnh đạo sẽ là một kỹ năng chính cần phải có.

Bạn phải có khả năng thúc đẩy và kích thích nhân viên của bạn để có thể khuyến khích họ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Sự thành công của công ty bạn sẽ phụ thuốc rất nhiều vào tinh thần và năng suất làm việc của lực lượng lao động, do đó công việc của bạn là phải đảm bảo rằng họ đang ở mức tốt nhất.

Lãnh đạo không phải gắn liền với sự độc đoán, mà thay vào đó bạn cần phải chuẩn bị để lắng nghe những mối quan tâm và những lời đề nghị từ nhân viên của bạn.

4. Kỹ năng trình bày

Tại một số thời điểm khi bắt đầu kinh doanh, hầu như chắc chắn bạn sẽ phải đứng trước nhân viên của mình và thực hiện thao tác “trình bày”. Đây có thể là sự cân nhắc về những nhà đầu tư tiềm năng, khách hàng tiềm năng, hay chỉ là những chia sẽ dành riêng cho nhân viên của bạn.

Thực tế, nhiều người thấy việc trình bày và nói chuyện trước công chúng rất khó khăn. Nhưng những người đang theo dõi bạn có thể hiểu được những giá trị cốt lõi, định hướng về doanh nghiệp của bạn hay không phần lớn dựa vào khả năng trình bày của bạn.

Nếu bạn không tự tin về khả năng trình bày của mình, thì việc cân nhắc để tham gia vào một khóa học trình bày trong kinh doanh hoặc nói trước công chúng là một điều cần thiết. Điều này còn giúp bạn xây dựng sự tự tin, kỹ năng truyền tải thông điệp đến người khác một cách nhanh chóng và hiệu quả.

5. Kỹ năng bán hàng

Khi mới khởi nghiệp, hầu như bạn sẽ tự mình làm mọi thứ và việc bán hàng cũng không ngoại lệ, nhưng làm sao để bán hàng hiệu quả thì luôn đòi hỏi những kỹ năng độc đáo.

Mặc dù quá trình bán hàng là hoàn toàn tự nhiên đối với một số người, nhưng với những người khác thì lại thấy rất khó khăn.

Nếu bạn thiếu tự tin về kỹ năng bán hàng của mình. Bạn hoàn toàn có thể tìm tòi và học hỏi thêm từ những người đi trước để có thể trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết khi tiếp xúc và thuyết phục khách hàng.

Để có thể khiến mọi thứ vận hành trơn tru khi bạn mới bắt tay khởi nghiệp, hãy đảm bảo là bạn đã dành đủ thời gian để nhìn nhận về những ưu, khuyết điểm của bản thân. Để có thể hoàn thiện và sẵn sàng cho công việc kinh doanh sắp tới.

Nguồn: Sưu tầm

 
Blogger Templates