Bất cứ một mô hình doanh nghiệp nào, cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh thật sự đúng đắn. Dưới đây là 7 chiến lược quan trọng mà bạn có thể tham khảo để triển khai:
1. Chiến lược kinh doanh: Cạnh tranh để khác biệt
Nhiều người mặc định rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải trở thành đơn vị tốt nhất, xuất chúng nhất của ngành đó, nhưng tuy nhiên, nhiệm vụ đó đôi khi không thể thành hiện thực.
Ở trong thể thao, chỉ có một người chiến thắng duy nhất, nhưng ngược lại khi kinh doanh, việc 2 hay 3 doanh nghiệp dẫn đầu đều có lợi là chuyện hết sức thường tình.
Chiến lược kinh doanh tệ nhất, là cố gắng đánh bật đối thủ mạnh nhất trong ngành bằng việc bắt chước mọi đường đi nước bước của họ. Hãy tiếp cận những giá trị khác biệt để thành công.
2. Chiến lược kinh doanh: Cạnh tranh vì lợi nhuận
Làm kinh doanh không chỉ ở việc bạn có thị phần lớn nhất trong thị trường, hay doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nó còn ở khoản lợi nhuận bạn tạo ra.
Vậy xét cho cùng, nếu tất cả những chiến lược bạn đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền bạn có thể kiếm được, tốt nhất là bạn không nên mất thời gian và công sức thực hiện chúng.
3. Thấu hiểu thị trường trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế – thị trường. Mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm và tính cách riêng. Và những đặc điểm này sẽ liên quan tới lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong tương lai.
Thấu hiểu về thị trường, đối thủ sẽ hình thành tư duy chiến lược cho doanh nghiệp, về cách giúp bạn tồn tại và cạnh tranh.
4. Xác định đối tượng khách hàng
Tất nhiên rồi, bạn cần xác định chính xác đối tượng mục tiêu bạn đang nhắm đến, và cách bạn phục vụ tệp khách hàng này. Bạn không thể bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho tất cả mọi người, bởi lẽ bạn chỉ có một lượng giới hạn khách hàng tiềm năng có chung một nhu cầu mà thôi.
Do đó, việc cần làm là xác định những bước để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những sản phẩm và giá trị bạn đem lại.
5. Hãy học cách nói không
Khi bạn đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng, xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp, bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải nói lời từ chối.
Sẽ có rất nhiều tệp khách hàng mà bạn không phục vụ, các hoạt động mà bạn không cần thực hiện, và các sản phẩm và dịch vụ bạn không nên cung cấp.
Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng tương đương nhau.
6. Không ngại thay đổi
Đối thủ phát triển, nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi, công nghệ cải tiến, do đó yếu tố cần thiết để xác định chiến lược kinh doanh của công ty chính là sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp.
Khi bạn không thay đổi, bạn đang đứng yên và dậm chân tại chỗ. Nokia là điển hình cho ví dụ về việc sợ hãi không dám thay đổi.
Việc thay đổi sản phẩm của chính mình cũng là cách để các thương hiệu kéo dài vòng đời sản phẩm của mình.
7. Tư duy hệ thống
Chiến lược kinh doanh cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Những phán đoán của bạn không thể luôn luôn chính xác 100%, do đó, bạn cần những số liệu thực tế để phán đoán về khách hàng, về xu hướng thị trường, về mọi thứ,..
#Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét