Số lượng cửa hàng lớn, bộ máy nhân sự cồng kềnh gây ra nhiều khó khăn cho người quản lý. Nếu bạn đang chuẩn bị đảm nhận trọng trách lớn lao này hãy tìm hiểu ngay để tránh những sai lầm nghiêm trọng khi quản lý chuỗi cửa hàng.
Sai lầm 1: Không nắm được tình trạng hàng tồn kho khi quản lý chuỗi cửa hàng
Sai lầm này quyết định khả năng sống còn của chuỗi cửa hàng, nếu một người quản lý không nắm được mặt hàng A tồn kho số lượng, kích thước, màu sắc nào thì cửa hàng bạn sẽ gặp tình trạng rất nhiều hàng tồn kho từ năm này sang năm khác.
Việc quản lý nắm được rõ tình trạng tồn kho hàng sẽ giúp họ chủ động điều chuyển hàng, đẩy hàng tồn kho của cửa hàng 1 sang bán tại cửa hàng 2, hoặc sắp xếp lại gian hàng để những mặt hàng tồn kho lâu năm được đẩy bán sớm hơn.
Sai lầm 2: Hàng hóa sắp xếp thiếu hợp lý
Sắp xếp hàng hóa khoa học là một yêu cầu cơ bản, việc sắp xếp khoa học không chỉ đảm bảo vấn đề thẩm mỹ mà khi bán hàng nhân viên có thể dễ dàng nắm được vị trí hàng hóa, không mất nhiều thời gian tìm kiếm hay thậm chí khách hàng cũng có thể tự tìm hàng mà không phải chờ đợi nhân viên.
Sắp xếp hàng hóa thiếu hợp lý còn dẫn tới tính trạng thất lạc hàng hóa, hàng hết hạn sử dụng nhưng không nắm được để đẩy bán kịp thời.
Những cửa hàng bán lẻ như tạp hóa, mỹ phẩm với số lượng hàng lớn, hạn sử dụng ngắn hạn phải cực kỳ lưu ý tới điều này. Những người quản lý chuỗi cửa hàng thời trang, chuỗi cửa hàng chăn ga gối đệm,...đều đảm bảo hàng hóa luôn sắp xếp một cách khoa học và có tính thẩm mỹ cao.
Sai lầm 3: Kiểm kho thiếu chặt chẽ
Việc kiểm kho thường xuyên hàng tuần, hàng tháng để khớp số liệu giữa các cửa hàng với số liệu tổng hàng đã nhập mất rất nhiều thời gian bởi hàng đã được điều chuyển linh động giữa các cửa hàng với nhau. Mỗi ngày lại có tới hàng chục, hàng trăm giao dịch nhập vào, bán ra, nếu không có phương pháp kiểm kho chặt chẽ hàng rất dễ thất thoát hoặc sai lệch số liệu.
Trước đây chắc bạn đã quá quen thuộc với cảnh mỗi kỳ kiểm kho từ nhân viên tới quản lý đều lăn xả đếm hàng thủ công, ghi chép sổ sách xem số lượng tồn kho đã khớp nhau hay chưa thì bây giờ công nghệ quản lý chuỗi cửa hàng KiotViet đã mang tới giải pháp mới giúp chủ shop kiểm kho một cách khoa học và rút ngắn thời gian hơn rất nhiều, chủ shop có thể kiểm kho bằng mã vạch, chỉ với một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng.
Sai lầm 4: Không tự động hóa số liệu
Nếu bạn đang áp dụng excel với những hàm tính toán phức tạp thì xin hãy dừng lại, dành 10' để trải nghiệm dùng thử Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng KiotViet. Quản lý từ doanh thu, chi phí, hàng hóa, nhân viên,..chỉ với một phần mềm vừa tiết kiệm thời gian lại hạn chế tối đa sai sót.
Thay vì bạn phải đặt lệnh cho từng phép toán thì với KiotViet mọi số liệu đều tự động hóa. Bạn chỉ cần nhập giao dịch mua vào, bán ra, mọi dữ liệu được cập nhật tự động vào báo cáo bán hàng cuối tháng, số lượng tồn kho cũng tự động trừ tương ứng.
Sai lầm 5: Chất lượng nhân viên không đồng bộ tại mỗi cửa hàng
Một trong những lí do chi nhánh 2 bán hàng không tốt bằng chi nhánh 1 mặc dù hàng hóa giống nhau, địa thế tốt như nhau? Vậy thì người quản lý cần xem lại chất lượng nhân viên tại cửa hàng. Hãy thử so sánh trải nghiệm mua hàng tại 2 chi nhánh khác nhau:
Chi nhánh 1: Khách hàng ghé thăm cửa hàng phải tự xếp xe, bảo vệ chỉ đứng nhìn và đưa vé cho khách. Nhân viên tư vấn sai trọng tâm, không cung cấp được đủ thông tin cho khách hàng, nhân viên không nhớ giá bán, không nhớ vị trí đặt sản phẩm, phải mất nhiều thời gian để khách lựa chọn được một sản phẩm ưng ý.
Chi nhánh 2: Khách hàng ghé thăm cửa hàng, bảo vệ tự động dắt xe cho khách và nở một nụ cười thật tươi. Nhân viên tư vấn hỏi về nhu cầu của khách và nhanh chóng đưa ra sản phẩm phù hợp với tốc độc nhanh nhất. Nhân viên nắm rõ giá bán và đặc tính sản phẩm giúp khách hàng cảm thấy yên tâm, tin tưởng.
Có thể thấy trải nghiệm mua hàng ở chi nhánh 2 tốt hơn, khách hàng hài lòng và dễ dàng đưa ra lựa chọn mua hàng hơn thay vì trải nghiệm ở chi nhánh 1.
Để giải quyết vấn đề chất lượng nhân sự không đồng đều ở các chi nhánh thì người quản lý chuỗi cửa hàng cần đặt ra quy định, chế tài riêng để thưởng phạt khi nhân viên làm sai quy định. Đồng thời cũng có những chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ hợp lý để nhân viên gắn bó lâu dài. Tạo ra văn hóa riêng cho cửa hàng của bạn.
Sai lầm 6: Không nắm được tổng quát hiệu quả bán hàng khi quản lý chuỗi cửa hàng
Bạn có gặp tình trạng chi nhánh 1 thì bán rất tốt nhưng doanh số chi nhánh 2 lại kém hơn nhiều? Sự chênh lệnh về hiệu quả bán hàng từng cửa hàng phản ánh khả năng quản lý bao quát của bạn. Nếu bạn chỉ tập trung vào đẩy doanh số cho cửa hàng chính mà quên mất rằng các cửa hàng khác cũng rất tiềm năng, đang bỏ ngỏ thì bạn đang lãng phí rất nhiều tiền bạc.
Để vận hành một cửa hàng mất bao nhiêu chi phí từ nhân viên, mặt bằng,...hãy cố gắng nắm được bức tranh bao quát khi quản lý chuỗi cửa hàng. Khi mặt hàng A ở chi nhánh 1 sắp hết, thay vì nhập mới bạn có thể điều chuyển hàng từ chi nhánh khác sang. Hoặc thiết lập riêng CTKM dành cho cửa hàng 2 có doanh thu thấp hơn, điều phối khách hàng mua hàng ở cửa hàng 2.
Nguồn: kiotviet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét