Kinh doanh nhà hàng là một công việc phức tạp, yêu cầu người quản lý cần có cái nhìn bao quát, đa chiều và kiến thức nghiệp vụ cũng như xã hội sâu rộng. Thật không ngoa khi nói rằng một người quản lý tốt cần có “sự dũng mãnh của sư tử, sự tinh khôn của loài cáo, đoàn kết, kỷ luật sói khi săn mồi, tầm nhìn xa như đại bàng và nhìn được tổng quát như cú” đó chính là kinh nghiệm quản lý nhà hàng ăn uống mà bạn cần phải có.
1. Khách hàng là thượng đế
“Khách hàng là thượng đế” là câu slogan không còn xa lạ với chúng ta. Đây được coi là kim chỉ nam trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng.Quy luật kinh doanh đã chứng minh, thị trường luôn biến đổi không ngừng, sở thích ăn uống của khách hàng cũng thay đổi, nhưng đồ ăn chất lượng – giá rẻ luôn là yêu cầu chung của đa số thực khách.
Bởi vậy, quản lý nhà hàng cần học cách để thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và cung cấp những dịch vụ chất lượng cao với giá cả phải chăng. Ngoài ra, người quản lý nhà hàng ăn uống cần lắng nghe ý kiến khách hàng. Bởi, nhà hàng không chỉ mang đến những món ăn, dịch vụ tiện lợi cho thực khách mà còn cần có thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý khiếu nại hay những điểm không hài lòng của họ một cách thỏa đáng, nhanh chóng.
2. Điều hành nhân viên
Bước đầu tiên trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng là tuyển dụng được những nhân viên có tài năng và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ngoài kinh nghiệm nhìn người đúc kết qua nhiều năm, người quản lý nhà hàng cần xác định rõ những việc mà bạn muốn nhân viên làm.
Một bảng mô tả công việc chi tiết, nêu rõ yêu cầu và mong muốn của bạn, đi kèm trách nhiệm và phận sự của từng bộ phận tuyển dụng sẽ giúp bạn khoanh vùng được những ứng viên phù hợp.
Hãy xác định nhân viên là bộ mặt của công ty, do đó cần tuân thủ quy tắc, nội quy của nhà hàng. Việc phân công công việc rõ ràng sẽ giúp người quản lý vận hành nhà hàng một cách suôn sẻ.Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên đào tạo, nâng cao tay nghề chuyên môn của toàn thể nhân viên nhà hàng theo từng giai đoạn nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Đồng thời cũng để nhà hàng không rơi vào trường hợp thừa nhân viên khi vắng khách nhưng lại thiếu người phục vụ khi khách hàng đến đông hơn mọi khi.
3. Quản lý quảng cáo
Quảng cáo là một phần không thể thiếu trong kinh doanh nhà hàng. Đó là việc bạn xây dựng thương hiệu nhà hàng trên các kênh thông tin truyền thông như: Báo chí, truyền hình, website, các mạng xã hội. Việc marketing đòi hỏi có chiến lược cụ thể, rõ ràng và dài hạn.
Người quản lý nhà hàng cần nắm được tất cả thông tin về các chương trình marketing của nhà hàng để cùng bố trí về nhân lực, thực đơn món ăn cho phù hợp. Đồng thời là liên tục đổi mới những chương trình để thu hút thêm nhiều khách hàng tới nhà hàng của mình. Người quản lý phải am hiểu về thị trường, về khách hàng của họ, từ đó mới có thể điều hành được hoạt động marketing một cách hiệu quả nhất.
4. Quản lý dòng tiền tệ
Dòng tiền tệ ở đây chính là số tiền bạn thu được và số tiền cần chi trả hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Kinh nghiệm của những nhà quản lý nhà hàng kỳ cựu là cần quản lý chặt chẽ tài chính nhà hàng, nắm bắt được từng hạng mục thu chi và xem lại báo cáo doanh số mỗi cuối ngày.
Việc thiết lập lịch sử kinh doanh của nhà hàng giúp bạn nắm rõ chi phí lương, tính tăng giảm, số lượng khách hàng và dự đoán doanh số trong tương lai.Một quản lý giỏi luôn có những phác thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và nắm rõ được chi phí định kỳ của nhà hàng, doanh thu, lợi nhuận thu về, điểm hòa vốn…
5. Lựa chọn phần mềm quản lý
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển đã cho ra đời những phần mềm quản lý nhà hàng thích hợp với từng quy mô, hình thức nhà hàng khác nhau. Thay vì “lao động chân tay” hãy lựa chọn cho mình một phần mềm quản lý nhà hàng mà bạn đang kinh doanh. Những phần mềm quản lý có ưu điểm là linh hoạt, độ chính xác cao, hỗ trợ nhiều báo cáo tiện ích và dễ dàng sử dụng sẽ giúp bạn tối ưu hóa quy trình quản lý trong nhà hàng. Đặc biệt những phần mềm này còn giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về quản lý dòng tiền.
6. Lựa chọn địa điểm và bài trí nhà hàng
Vị trí kinh doanh tùy thuộc vào vốn đầu tư và loại nhà hàng mà bạn lựa chọn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho quản lý nhà hàng khi lựa chọn địa điểm kinh doanh:
Lưu lượng người qua lại, địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng không
Dân cư quanh khu vực đó có thuộc nhóm khách hàng mục tiêu không
Có thuận lợi dừng đỗ xe
Những nhà hàng xung quanh có tác động tốt hay xấu đến kinh doanh của nhà hàng bạn không
Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương có liên quan đến địa điểm bạn định thuê khôngThiết kế không gian nhà hàng là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng.
Thông thường nhà hàng sẽ dành 40 – 60% diện tích nhà hàng cho khu khách ăn, 30% dành cho khu chế biến và bếp nấu, phần còn lại là khu văn phòng và trữ hàng hóa.Ngoài ra cách sắp xếp bàn ghế, màu sắc nhà hàng cũng cần hài hòa với nhau và phù hợp.
7. Lên thực đơn
Người ta ví món ăn là linh hồn của nhà hàng thì cuốn thực đơn chính là bộ mặt của nhà hàng đó. Khi khách hàng cầm menu trên tay họ không chăm chú đọc mà chỉ “lướt” qua. Nhưng những giây ngắn ngủi đó sẽ để lại ấn tượng mạnh về nhà hàng của bạn trong con mắt các thực khách đến ăn.
Một quyển thực đơn sáng tạo, mang dấu ấn riêng sẽ khiến nhà hàng của bạn “không lẫn vào đâu được”, và thể hiện năng lực của quản lý nhà hàng tài ba.Việc thu hẹp menu này sẽ giúp khách hàng dễ nhớ, không mất quá nhiều thời gian để lựa chọn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét