Đó là chia sẻ của TS Đỗ Tiến Duy (ảnh)– Giảng viên bệnh truyền nhiễm heo, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trong cuộc trao đổi sâu với TS Thái Quốc Hiếu – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Tiền Giang về bệnh Dịch tả heo châu Phi.
TS
Đỗ Tiến Duy có thể cho biết về các phương thức truyền lây của ASF, thực tế
phương thức nào phổ biến nhất và biện pháp khắc phục là gì?
Phương thức truyền lây của ASF khá phức tạp,
bởi virus ASF có khả năng sống sót rất lâu ngoài môi trường bên ngoài, nhất là
trong điều kiện nhiệt độ mát và lạnh; nhiệt độ càng thấp thì virus có thể tồn tại
càng lâu .
Con
đường truyền lây của ASF, giống như các mầm bệnh khác, cụ thể là:
–
Lây trực tiếp: tiếp xúc heo bệnh, thịt heo bệnh, phụ
phẩm từ heo bệnh và hạt khí dung khi tiếp xúc gần với heo bệnh hay mang mầm bệnh.
Heo có biểu hiện lâm sàng sẽ bắt đầu bài xuất mầm bệnh từ nước tiểu, phân, nước
miếng, dịch mũi, tinh dịch trên heo đực giống, và dịch tiết âm hộ trên heo cái
giống…
–
Lây gián tiếp: tất cả vật trung gian bị vấy nhiễm thì
có thể truyền bệnh như phương tiện vận chuyển, con người, thức ăn, nước uống, vật
dụng chăn nuôi, côn trùng, chất độn chuồng, phân, nước thải, xác heo chết bệnh,…
Tuy
nhiên, một số điểm nổi bật về phương thức lây lan của ASF cần lưu ý như sau:
– Lây qua không khí ở cự ly rất ngắn, lây chậm
do mầm bệnh bài xuất ra ngoài thấp và khả năng phát tán trong không khí không
xa.
– Các con đường sẽ làm tốc độ lây lan nhanh
chóng gồm: dùng chung kim tiêm với heo bệnh, mổ xác heo bệnh làm phát tán mầm bệnh
ra ngoài, ca bệnh nặng bài thải nhiều mầm bệnh (tiêu chảy máu, ói, tiểu tiện ra
máu), thức ăn, nước uống nhiễm virus, dùng chung máng với heo bệnh.
– Con người mang thịt heo, phụ phế phẩm và thực
phẩm từ heo hay vật dụng có mầm bệnh đi rất xa mà chúng ta không biết được. Đây
là hành vi xã hội mà rất khó có thể nhận biết và kiểm soát được.
Các
phương phương thức nào phổ biến nhất đó là: 1/ Hoạt động mua
bán, vận chuyển heo không an toàn sẽ mang theo mầm bệnh vào trại; 2/ Sử dụng thức
ăn thừa, tận dụng hay thức ăn không an toàn chứa nguy cơ vấy nhiễm virus; 3/
Các vật chủ trung gian truyền bệnh như con người, vật nuôi khác và côn trùng.
Khi nhận thức được các con đường lây lan như ở
trên, chắc chắn chúng ta sẽ khắc phục được, nhằm hạn chế tối đa sự lây nhiễm của
virus vào chuồng heo của mình. Người chăn nuôi hãy tập trung tốt nhất khắc phục
3 phương thức lây lan chính, cụ thể như sau:
1/
Hoạt động mua bán, vận chuyển heo không an toàn sẽ mang theo mầm bệnh vào trại.
Vì vậy, người chăn nuôi cần điều chỉnh hoạt động mua bán an toàn hơn, từ người
mua heo, xe vận chuyển và vị trí bán heo phải an toàn. Tốt nhất là chọn một vị
trí bán heo ở phía ngoài trại; và người mua và xe vận chuyển heo phải đứng ở
phía ngoài. Sau khi mua bán xong cần vệ sinh sát trùng kỹ lưỡng.
2/
Sử dụng thức ăn thừa, tận dụng hay thức ăn không an toàn chứa nguy cơ vấy nhiễm
virus. Do đó, trong lúc dịch tễ khẩn cấp này, tốt nhất không cho ăn thức ăn thừa,
tận dụng hoặc chúng phải được xử lý chín và đảm bảo loại trừ mầm bệnh ở một nơi
khác trước khi mang về trại của mình.
3/
Các vật chủ trung gian truyền bệnh như con người và côn trùng, người chăn nuôi
phải tự làm vệ sinh sát trùng cá nhân (cơ thể, chân tay, quần áo,..) trước khi
vào chuồng nuôi; hạn chế côn trùng tiếp xúc với chuồng heo và heo bằng cách
giăng màn, lưới ngăn chặn và có chiến lược diệt côn trùng định kỳ.
Thực
tế cho thấy, có trại heo thực hiện nghiệm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn
sinh học như: gần 2 tháng không sử dụng thịt heo, kiểm soát xe cộ, vật dụng,
con người… khi vào trại, sử dụng nguồn nước giếng tầng sâu cho chăn nuôi, bố
trí hố sát trùng, thậm chí mỗi ngày phun thuốc sát trùng 2 lần nhưng ASF vẫn cứ
xảy ra. TS có thể cho biết, đối với trường hợp này thì khả năng truyền lây bệnh
ASF do nguyên nhân nào?
Phương thức truyền lây ASF khá phức tạp và có
phần khó dự đoán được. Người chăn nuôi xem xét kỹ, ngoài các việc đã thực hiện
an toàn sinh học đã nêu, chúng ta còn thiếu khâu nào, thì thực hiện bổ sung để
bảo vệ đàn heo tốt hơn.
Tôi chỉ lưu ý thêm, quỹ đạo lây lan của Bệnh
dịch tả heo Châu phi khi vào Việt Nam là: 1/ Các ổ dịch bắt đầu từ hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ do sử dụng thức ăn thừa, tận dụng và không an toàn; 2/ Các ổ dịch bắt đầu
lan rộng qua các trang trại chăn nuôi gia đình, thực hiện các biện pháp an toàn
sinh học không tốt, kỹ thuật phòng bệnh chưa cao và trại hở với nhiều nguy cơ
nhiễm bệnh; và 3/ Sự vấy nhiễm virus này xuất hiện ở khắp nơi, sẽ tấn công vào
các trang trại lớn hơn, mặc dù an toàn sinh học và kỹ thuật tốt nhưng chưa chặt
chẽ và hoàn thiện. Nhưng cũng phải nói là, mặc dù đã phòng bệnh kỹ lưỡng, nhưng
“tai nạn” xảy ra bệnh vẫn có thể xảy ra ở các trại lớn, chuồng kín vì chỉ cần để
hở một khâu nhỏ nào đó trong hoạt động phòng bệnh, ngay lập tức virus có thể
xâm nhập vào, vì ở giai đoạn này, virus xuất hiện ở khắp nơi rồi.
Trong
chẩn đoán, tại sao heo sốt mới phát hiện được vi-rút ASF, thưa TS?
Đây là đặc điểm sinh bệnh học của virus ASF,
chính vì vậy nên sự lây lan của bệnh này khá chậm. Cơ chế gây bệnh của ASF có
phần giống với nhóm virus gây bệnh khác như Sốt xuất huyết, Ebola (trên người)
và Dịch tả heo cổ điển và Tai xanh độc lực cao (Trên heo): nhiễm trùng huyết
gây sốt cao – vius huyết – xuất huyết ra ngoài. Thời điểm sốt là thời điểm
virus xuất hiện nhiều trong máu và cũng là lúc virus xuất hiện dần ở các chất
tiết ở các lỗ tự nhiên như nước tiểu, phân, nước bọt và dịch mũi,…
Thưa
TS Đỗ Tiến Duy, thời gian nung bệnh của ASF là bao lâu và làm sao có thể phát
hiện bệnh ASF sớm để cách ly, xử lý?
Thời
gian nung bệnh, về mặt tài liệu, thời gian nung bệnh của
ASF vào khoảng 3-21 ngày, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lượng virus nhiễm, đường
gây nhiễm và sự cảm thụ theo lứa tuổi của heo trong đàn. Một ví dụ, nếu dùng
chung kim tiêm với heo bệnh thời gian nung bệnh sẽ rút ngắn có thể chỉ 2-3
ngày.
Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh càng nhiều và
liên tục qua đường miệng, mũi thì thời gian nung bệnh càng ngắn. Đường tiêu hóa
rất nhạy cảm với virus ASF, và theo các báo cao dịch tễ của nhiều nước thì có
hơn 90% ca bệnh ASF lây lan qua đường tiêu hóa. Ngược lại, tiếp xúc gián tiếp gần
hay xa thì thời gian nung bệnh lâu hơn hoặc có thể không nhiễm bệnh.
Làm
sao phát hiện bệnh sớm để cách ly? Trong lúc này đây, bệnh
lây lây 62/63 tỉnh thành, và sẽ còn tiếp tục diễn tiến trong thời gian tới, địa
phương nào cũng có thể xuất hiện ca bệnh. Nếu trong chuồng heo xuất hiện heo sốt,
bỏ ăn, chết đột ngột nhất là trên heo nái, cái tơ, heo trưởng thành khác thì cần
phải đặt nghi vấn. Nếu kèm theo bệnh tích lâm sàng như tím tái, tụ-xuất huyết
ngoài da – lỗ mũi – miệng – phân có máu thì cần phải thực hiện ngay cách ly –
cô lập – xét nghiệm – xử lí theo hướng dẫn của người có chuyên môn thú y và của
cơ quan chính quyền. ASF lây lan chậm, lúc đầu chỉ xảy ra ở 1 vài con, sau 3
ngày 7 ngày sẽ tăng lên dần và nếu không được xử lý đúng cách thì lây lan cả
đàn heo là có thể xảy ra. Luôn nhớ, không hiếu kỳ mổ khám hay vứt xác heo ra
bên ngoài môi trường vì làm phát tán mầm bệnh. Virus ASF tồn tại hàng tháng ở
xác heo chết bệnh, nên sẽ lây nhiễm khắp nơi và bà/con khó khăn nếu muốn tái
đàn sau này.
TS
có thể cho biết mô hình hiệu quả để ngăn ngừa ASF khi chưa có vắc-xin?
Hiện nay, ASF chưa có vắc xin, đây cũng là một
gánh nặng cho cơ quan chuyên môn và cho bà con chăn nuôi. Thật là dài nếu nói hết
các bước để thực hiện ngăn ngừa bệnh bệnh trong thời điểm hiện nay. Tôi xin có
mấy chia sẽ theo kinh nghiệm quan điểm cá nhân như sau:
Mô
hình “Chăn nuôi An toàn sinh học (ATSH) và Thực hành chăn nuôi tốt” là rất quan
trọng, người chăn nuôi hãy tìm hiểu kỹ hơn về các
hướng dẫn ATSH và Thực hành chăn nuôi tốt để áp dụng cho đúng và đủ. Tôi chỉ
xin đơn giản nhấn mạnh như sau, ATSH là
áp dụng tất cả các biện pháp không cho virus ASF xâm nhiễm vào trại của chúng
ta. Làm tốt đến đâu, rủi ro xảy ra dịch bệnh sẽ thấp đến đó, ngược lại nếu
không thực hiện gì cả thì chắc chắn bệnh sẽ đến trại của chúng ta.
Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ khác cũng cần
được quan tâm đầy đủ: tiêm phòng đầy đủ các bệnh khác, tăng sức đề kháng, sử dụng
một số thuốc có khả năng ức chế virus,..
TS
có thể cho biết các bước tiêu độc khử trùng và để phát huy hiệu quả thuốc sát
trùng, người chăn nuôi cần quân tâm đến vấn đề gì?
Thực tế hiện nay, rất nhiều bà con chưa nắm bắt
rõ các bước thực hiện vệ sinh khử trùng đầy đủ, mà chỉ thực hiện một thao tác
là mua thuốc về và phun khử trùng khi cần khử trùng một vật dụng hay một nơi
nào đó. Điều này chưa đủ, mà chúng ta cần làm vệ sinh trước khi khử trùng. Làm
vệ sinh có nghĩa là dọn rửa sạch nơi cần khử trùng, như chất thải, chất độn chuồng,
mảng bám,… không những sẽ làm sạch đến 90% mầm bệnh mà còn loại bỏ các mảng bám
hữu cơ. Chính các chất hữu cơ này sẽ làm giảm hiệu lực khử trùng bằng cách che
phủ mầm bệnh, giới hạn chất khử trùng tiếp xúc vào mầm bệnh để tiêu diệt. Khử
trùng bằng thuốc chỉ là 1 bước cuối cùng để diệt trừ toàn bộ mầm bệnh.
Tiêu độc khử trùng là một biện pháp quan trọng
trong thực hiện ATSH, do đó cần có phân loại đối tượng để chọn thuốc hay biện
pháp khử trùng phù hợp. Thường thì ở trại, nên phân ra làm 2 nhóm đối tượng:
Trong chuồng và ngoài chuồng.
Thuốc sát trùng hiệu quả chỉ khi:
1- Chọn chất khử trùng chất lượng và có hiệu
lực với mầm bệnh đã được công bố;
2- Thực hiện quy trình khử trùng đúng, nhớ phải
làm sạch bằng biện pháp vệ sinh cơ học;
3- Pha loãng đến nồng độ hiệu quả có thể diệt
mầm bệnh. Thường thì đã được khuyến cáo từ nhà sản xuất;
4- Thời gian tiếp xúc tối thiểu (30 phút) và
thời điểm khử trùng trong ngày phù hợp (thường thì lúc nắng và khô là hợp lý);
5- An toàn cho người thực hiện cũng cần được
quan tâm.
Chân
thành cảm ơn TS Đỗ Tiến Duy về cuộc phỏng vấn này,
TS.
Thái Quốc Hiếu Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang – người đầu
tiên bên phải thực hiện.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét