Theo thống kê, có tới 46% nhà hàng hay quán cafe thất bại do quản lý nhà hàng thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong kinh doanh. Thật vậy, để có thể sở hữu một nhà hàng phát triển vượt bậc thì kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh là điều rất cần thiết.
Thiếu kiến thức, lười và quá ảo tưởng
Nhiều người
tin rằng kinh doanh dịch vụ ăn uống là thứ dễ làm và dễ kiếm lời nhất. Đúng thế,
không ai phủ nhận được sức hấp dẫn và lợi nhuận mà loại hình này mang lại nếu
như thành công. Nhưng đừng quên, đây cũng là ngành khiến tiền bạc của bạn
“không cánh mà bay” nhanh nhất.
Chúng ta thường
có lối nghĩ một quán ăn, quán cafe hay một nhà hàng đông khách thì hẳn chủ quán
làm ăn rất phát đạt, và xuýt xoa sao kinh doanh nhà hàng dễ thế “một vốn bốn lời”.
Từ đó cũng muốn mở nhà hàng với giấc mộng giàu sang.
Một đặc điểm
dễ nhận thấy khác đó là sự ngưỡng mộ những người nổi tiếng (thói quen thường thấy
ở giới trẻ). Khi xem những chương trình truyền hình, đọc những bài báo về việc
người nổi tiếng thành công với mô hình nhà hàng riêng như Jamie Oliver, Gordon
Ramsay, Heston, Hugh hay những người chiến thắng MasterChef, hẳn ai trong chúng
ta cũng nghĩ mở nhà hàng mới thực sự khá đơn giản và “thuận buồm xuôi gió”.
Tuy nhiên, bạn
hãy nhớ, họ là người nổi tiếng, họ có cả một lực lượng truyền thông luôn săn
đón và tung hô. Chính vì thế, hình ảnh về nhà hàng của họ được công chúng biết
đến rộng rãi, thậm chí chỉ tính riêng lượng người hâm mộ đến nhà hàng thôi cũng
đủ đẩy doanh thu tăng chóng mặt. Và vấn đề marketing – vấn đề đau đầu trong
kinh doanh nhà hàng đã được giải quyết êm đẹp.
Còn bạn, bạn
chỉ là một người bình thường, có thể bạn có ý tưởng, có thể bạn có vốn nhưng bạn
lại thiếu kiến thức. Theo thống kê tại Mỹ, có đến 60% nhà hàng độc lập thất bại
trong những ngày đầu tiên thành lập và 10% trong số đó gần như không có khả
năng khôi phục lại.
Một vấn đề nữa
được đặt ra chính là sự ảo tưởng vào khả năng bản thân. Nhiều người tự tin rằng
với tay nghề nấu nướng của mình thì việc mở một nhà hàng là điều không khó. Thế
nhưng, ngoài việc chế biến ra những món ăn trong thực đơn, bạn có biết cách
tính cost thực phẩm, cách lên thực đơn tối ưu hóa lợi nhuận nhà hàng, bạn có khả
năng quản trị nhân sự không, bạn có hiểu làm thế nào để lập kế hoạch kinh doanh
nhà hàng, hay bạn có nắm vững những luật định trong kinh doanh, quản lý nhà
hàng?
Chúng ta thừa
nhận rằng, món ăn ngon là một trong những yếu tố hấp dẫn thực khách đến với nhà
hàng. Nhưng, nhà hàng giống như một cỗ máy, nó có vận hành trơn tru hay không
còn phụ thuộc vào sự kết hợp hoàn hảo giữa các chi tiết máy móc khác.
Tư tưởng bếp
là vua đã không còn phù hợp với thời đại mới. Một quản lý nhà hàng giỏi là người
đủ khả năng quán xuyến mọi việc trong nhà hàng từ A tới Z và thừa năng lực giải
quyết các vấn đề phát sinh.
Nếu bạn là một
đầu bếp giỏi lại có khả năng lãnh đạo tốt thì thật tuyệt vời. Còn không, hãy
tìm nhà đầu tư hay hùn vốn kinh doanh với những người thực sự có kiến thức và
kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng để đạt hiệu quả ưu việt nhất.
Không làm mới tư duy và vốn kiến thức kinh doanh
Lối tư duy bảo
thủ trong kinh doanh nhà hàng hay gặp ở những chủ đầu tư tay ngang, tự tin với
kinh nghiệm và vốn sống của bản thân sẽ điều hành một nhà hàng “dễ như trở bàn
tay”. Đây là những người có kiến thức về
kinh doanh nhưng chưa hiểu rõ ngành kinh doanh nhà hàng nói riêng. Và họ luôn
nghĩ rằng kinh doanh nhà hàng hay kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng cũng chẳng
có gì khác nhau cả. Những đặc điểm thường thấy ở những người “tôn thờ” lối kinh
doanh nhà hàng bảo thủ là:
Thiếu định hướng: Chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức về
kinh doanh nhà hàng nên khó định hướng được mục tiêu trước khi bắt tay vào kinh
doanh nhà hàng. Họ cũng dễ gặp thất bại trong việc lên kế hoạch kinh doanh nhà
hàng chi tiết.
Thiếu kiên nhẫn: Dựa vào vốn kinh nghiệm kinh doanh sẵn
có, những chủ nhà hàng này luôn mong đợi thành công đến nhanh hơn so với khả
năng thực tế.
Lòng tham: Lợi nhuận luôn là ưu tiên hàng đầu,
các chủ doanh nghiệp sẵn sàng đưa mức giá quá cao để thu về lợi nhuận thật lớn
trong thời gian ngắn.
Hành động trước khi suy nghĩ kĩ: Vẫn dựa trên kinh nghiệm kinh doanh,
họ luôn nghĩ khả năng phán đoán của mình tốt nên hay đưa ra những hành động
nóng vội mà thiếu cân nhắc đến ý kiến của những người khác.
Mất động kinh doanh: Khi gặp vấn đề trong quản lý, kinh
doanh nhà hàng, những chủ nhà hàng suy nghĩ theo lối cũ hay bị mất động lực
kinh doanh. Bởi, họ không nghĩ rằng với những gì mình biết về nghề kinh doanh lại
dẫn tới sự giảm sút doanh thu, cuối cùng là sự sụp đổ của nhà hàng.
Không thể bắt kịp xu hướng thị trường: Là khi chủ nhà hàng không am hiểu về ẩm
thực, nhu cầu dịch vụ của khách hàng, sự ưu tiên của người tiêu dùng hoặc không
nắm bắt được tình hình kinh tế ảnh hưởng thế nào đến lĩnh vực kinh doanh nhà
hàng.
Thiếu kinh nghiệm và khả năng quản lý: Là khi họ luôn đánh đồng kinh doanh,
quản lý nhà hàng giống như những lĩnh vực kinh doanh khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét