"Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn?" đây là một trong những câu hỏi bạn phải trả lời được khi muốn thử sức đầu tư vào nó. Không tính toán, hoạch định được cụ thể các hạng mục chi phí cần thiết, bạn rất dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền giữa chừng, hoặc không biết tiền mình đi đâu mất! Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ nhất về các chi phí khi mở một nhà hàng nhé!
Chi phí thuê mặt bằng
Muốn mở nhà hàng mà không có địa điểm thì chẳng
khác nào nấu ăn mà không có nguyên liệu. Nếu bạn muốn kinh doanh nhà hàng thì
diện tích cần thiết khoảng 200-250 m2 để ngoài khu vực bếp, kho, thì còn phục vụ
được 150-200 khách hàng. Bạn cần lưu ý, thời gian thuê của những mặt bằng lớn
thường khá dài, tính bằng năm.
Giá thuê mặt bằng ngoài phụ thuộc vào diện
tích, nó còn tùy theo mức độ xa gần trung tâm thành phố, vị trí có thuận tiện
đi lại, có bãi đỗ xe hay không. Với diện tích 250m2 thì giá thuê mặt bằng ở quận
1 và quận 3 tầm 200 triệu đồng/tháng, lân cận như quận 5, quận 10 tầm 70-80 triệu
đồng/tháng, còn ở Bình Thạnh, Gò Vấp khoảng 50-60 triệu đồng/tháng. Nếu bạn có
sẵn mặt bằng thì trừ khoản này ra khỏi chi phí đầu tư.
Lời khuyên: Chi phí mặt bằng có thể biến động
phụ thuộc vào vị trí mà bạn lựa chọn kinh doanh. Tuy thế bạn chỉ nên để chi phí
mặt bằng chiếm 25% tổng vốn đầu tư cho quán của mình.
Chi phí trang trí
Khi đã thuê được mặt bằng, bạn bắt đầu tiến
hành sơn sửa lại cho sạch sẽ, toàn bộ chi phí nằm trong khoảng 10-20 triệu đồng.
Sau khi sơn sửa xong, bạn bắt đầu tiến hành trang trí nhà hàng theo phong cách
riêng như gắn thêm đèn, thêm chậu cây cảnh, vẽ tường,... chi phí sẽ dao động từ
20-30 triệu đồng.
Lời khuyên: Trang trí nhà hàng càng đẹp, ấn
tượng thì càng nhiều khách, bạn nên khảo sát giá thị trường chọn một công ty
thiết kế để hoàn thiện. Chi phí đặt ra khoảng 3-5% tổng vốn đầu tư ban đầu.
Chi phí trang thiết bị
Kinh doanh nhà hàng đồng nghĩa với việc phải
chuẩn bị chỉnh chu hơn mở một quán ăn nhỏ. Ước tính bạn cần mua 20-30 bộ bàn ghế,
giá mỗi bộ trung bình 2 triệu đồng, tổng cộng cũng khoảng 40-60 triệu đồng. Bạn
còn mua các trang thiết bị khác như: tủ đông và tủ rau củ 15 triệu đồng, máy lạnh
20 triệu đồng, vật dụng bếp (nồi niêu, xoong chảo, chén dĩa,...) 40 triệu đồng,
gas và đồ dùng linh tinh khác là 5 triệu đồng.
Lời khuyên: Bạn nên liệt kê bản danh sách đầy
đủ các trang thiết bị cần mua, tránh mua thiếu hay trùng lặp gây lãng phí. Chi
phí trang thiết bị sẽ chiếm 20% tổng vốn đầu tư ban đầu.
Chi phí nguyên liệu
Tùy vào loại hình kinh doanh bạn chọn là nhà
hàng chay, nhà hàng đồ ăn tây, nhà hàng chuyên món lẩu,... mà có định mức
nguyên liệu hàng ngày khác nhau. Nhưng nhìn chung chi phí dao động 5-10 triệu/ngày
cho cả nguyên liệu và gia vị nấu ăn.
Nhà hàng không chỉ cung cấp mỗi thức ăn, mà
ngoài ra còn phục vụ các loại đồ uống khác nhau. Do đó, bạn cần có một khoản tầm
10-20 triệu đồng để lấy bia, nước ngọt, nước lọc,... dự trữ cho tháng đầu kinh
doanh.
Lời Khuyên: Bạn nên tìm kiếm những đại lý bỏ
mối uy tín để có ưu đãi và chi phí thấp nhất. Chi phí nguyên vật liệu sẽ chiếm
10% tổng vốn đầu tư ban đầu.
Chi phí marketing
Trước khi khai trương, bạn cần có các hoạt động
quảng bá để khách hàng biết đến nhà hàng nhiều hơn bằng cách phát tờ rơi, treo
banner. Chương trình khuyến mãi đặc biệt, tặng quà, giảm giá trên hóa đơn là điều
không thể thiếu trong ngày đầu tiên nhà hàng mở cửa. Khoản tiền cho những việc
này gọi là chi phí marketing, dự tính thời gian đầu tầm 5-10 triệu đồng.
Thời đại công nghệ phát triển, bạn nên tận dụng
chúng để việc kinh doanh được hiệu quả hơn bằng cách lập website, fanpage cho
nhà hàng. Hãy tận dụng mạng xã hội để đưa thương hiệu bạn gần với khách hàng
hơn. Chi phí cho mục này cũng không mắc lắm, chỉ tầm 5-10 triệu là đã đáp ứng rất
tốt mục tiêu rồi.
Lời khuyên: Marketing là phương pháp hiệu quả
để gia tăng doanh thu nhà hàng một cách nhanh chóng. Chi phí Marketing sẽ chiếm
5% tổng vốn đầu tư ban đầu.
Chi phí quản lý
Với nhà hàng có quy mô phục vụ 150-200 khách,
bạn cần có 5-10 nhân viên phục vụ, 2 đầu bếp, 4 phụ bếp, 2 thu ngân, 4 lễ tân,
4 bảo vệ, 1 quản kho. Nhẩm sơ sơ cũng 20-25 nhân viên, nhiều giai đoạn, nhiều
quy trình, bạn không thể nào một mình quản lý hết tất cả, thất thoát là chuyện
không tránh khỏi. Chính vì vậy, sử dụng phần mềm quản lý là lựa chọn tốt nhất
dành cho bạn. So với thị trường, phần mềm của MAYBANHANG.NET có chi phí khá hạt
dẻ chỉ từ 99.000đ/tháng.
Lời khuyên: Dùng phần mềm để quản lý sẽ giúp
bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà lại đạt được hiệu quả cao. Chi phí quản lý
khi dùng phần mềm chỉ chiếm 1-2% tổng vốn đầu tư ban đầu.
Chi phí khác
Ngoài các khoản mục trên, bạn còn có hàng tá
chi phí linh tinh khác như thủ tục kinh doanh, tiền lương nhân viên, tiền điện
nước, các loại thuế,... Rồi chưa kể đến phải có một lượng tiền phòng ngừa rủi
ro trong 3 tháng kinh doanh đầu tiên nữa. Tóm lại sơ sơ, bạn cần chuẩn bị
100-200 triệu để chia đủ cho các khoản chi phí khác.
Lời khuyên: Khoản mục chi phí khác là những
chi phí giúp nhà hàng duy trì hoạt động trong những tháng đầu tiên, tiền dự trữ
để đề phòng rủi ro. Do đó, chi phí khác sẽ chiếm 30% tổng vốn đầu tư ban đầu của
bạn.
Như vậy, khi đọc tới đây bạn đã trả lời được câu
hỏi "Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn?" rồi đấy. Tất tần tật mọi
khoản tiền cần thiết để mở nhà hàng dự tính trong khoảng 400 - 600 triệu đồng.
Hy vọng với những thông tin tham khảo thật bổ ích trên đây sẽ giúp bạn có định
hướng tốt hơn trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét