Từng có một thời mô hình nhà hàng buffe đua nhau mở ra rầm rộ, thu hút rất đông khách đến thưởng thức. Nhưng theo thời gian, số nhà hàng còn trụ được tới thời điểm này không nhiều, một phần vì thói quen ăn uống của người Việt không phù hợp, một phần vì chủ nhà hàng không có nhiều kinh nghiệm mở nhà hàng buffet dẫn tới thâm hụt vốn chỉ sau mấy tháng khai trương.
Bài viết này chúng tôi đã tham khảo và tổng hợp một số kinh
nghiệm mở nhà hàng buffe hữu ích nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh
theo mô hình này.
1. Chuẩn bị vốn: Nhiều!
Rất nhiều!
Kinh doanh nhà hàng nói chung và mở quán buffe nói riêng thì
bạn cần phải chuẩn bị một khoản vốn ban đầu khá lớn, chưa kể chi phí thuê mặt bằng,
trang trí nội ngoại thất, riêng phí thuê nhân viên, mua nguyên liệu hàng tháng
đã tốn rất nhiều rồi.
Nhưng nếu chọn kinh doanh nhà hàng buffe thì càng phải có
nhiều vốn hơn nữa, vì các chi phí cần bỏ ra có thể gấp đôi, gấp ba thông thường.
Đầu tiên là chi phí cho mặt bằng, kinh doanh buffe lấy số lượng
để bù lỗ, vì vậy bạn buộc phải kéo càng nhiều khách đến nhà hàng của mình càng
tốt. Thông thường, các nhà hàng buffe muốn đáp ứng tốt vào giờ cao điểm phải có
diện tích sử dụng từ 300m2 trở lên. Tại các thành phố lớn, để thuê được mặt bằng
rộng như vậy số tiền phải lên tới vài trăm triệu.
Do quy mô lớn nên những trang thiết bị, dụng cụ cần mua sắm
cũng rất nhiều. Theo một chủ nhà hàng buffe tại TP HCM chia sẻ, chỉ phải bỏ ra
200 triệu đầu tư hệ thống máy lạnh, hơn 100 triệu cho bàn ghế và gần 50 triệu để
mua bát đũa, đồ đựng,…
Ngoài ra, khu vực bếp cũng ngốn khoản tiền không nhỏ, do phải
cung ứng thức ăn liên tục phục vụ khách nên thường phải sử dụng bếp ăn công
nghiệp vài trăm triệu, chưa kể hệ thống thông gió, thoát nước,…
Tổng kết lại, nếu không có số vốn hơn 1 tỷ thì rất khó để
xây dựng một mô hình kinh doanh nhà hàng buffe đạt chuẩn, đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng. Vì vậy trước khi thực hiện bạn cần cân nhắc kĩ để huy động đủ số
vốn cần thiết.
2. Chọn địa điểm –
kinh nghiệm mở quán buffet
Chọn địa điểm để mở nhà hàng buffe bạn cần chú ý đến hai điều
sau:
Khu vực tập trung đối tượng khách hàng mục tiêu: Bạn cần xác
định trước mình sẽ bán đồ ăn cho ai, sinh viên hay dân công sở để chọn khu vực
phù hợp. Nếu là sinh viên có thể chọn khu gần trường đại học, với dân văn phòng
thì mở nhà hàng gần khu vực tập trung các công ty lớn.
Giao thông, bãi để xe: Như đã nói ở trên, nhà hàng buffe cần
số lượng khách lớn, vì vậy bạn nên đặc biệt chú ý tới khu vực gửi và trông xe,
phải đủ rộng rãi, dễ dắt ra vào. Ngoài ra, tuyến đường đi qua nhà hàng cũng cần
được khảo sát, nếu giờ tan tầm thường xuyên bị tắc hoặc khó đi, quá nhiều ngõ
ngách thì không nên chọn. Thế nên bạn nên lựa chọn vị trí thật kỹ trước khi mở
nhà hàng buffe nhé!
3. Tiêu chuẩn thiết kế
nhà hàng buffet: đơn vị cung cấp uy tín
Đã mở nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống thì vấn đề chất lượng
thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu, đối với mô hình kinh doanh nhà hàng buffe
thì càng quan trọng bởi số lượng và chủng loại thực phẩm rất nhiều cho mỗi lần
nấu.
Để đảm bảo, bạn nên liên hệ với các nhà cung cấp uy tín và
làm hợp đồng rõ ràng, quy định về độ tươi mới, khối lượng, số lượng loại và thời
gian giao hàng.
4. Tuyển nhân viên:
Nhanh nhẹn, thái độ tốt
Phục vụ trong quán buffe với cả trăm khách và thường xuyên
thêm mới đồ ăn, bưng bê, rửa chén đĩa, đòi hỏi nhân viên của bạn phải có tác
phong nhanh nhẹn, biết cách tự sắp xếp công việc để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng kịp thời. Riêng với đầu bếp, họ phải có tay nghề cao để chất lượng món ăn
đồng đều và chịu được áp lực.
5. Chiến lược mở nhà
hàng buffet: tạo nên sự khác biệt
Không giống như giai đoạn đầu, mô hình kinh doanh nhà hàng
buffe không còn quá “hot” nữa, để có thể phát triển bạn buộc phải nghĩ được hướng
đi mới, nổi bật hơn các đối thủ.
Bạn có thể thêm các chương trình khuyến mãi định kì, ví dụ
như mua 3 suất tặng 1 suất, hoặc đổi cách phục vụ, thay vì buffe nướng trên vỉ
tính tiền theo đĩa thì đổi thành nướng xiên than hoa tính tiền theo xiên. Và
thiết kế website nhà hàng cũng là chiến lược hay đấy, vì bạn có thể đăng những
thông tin chương trình khuyến mãi trên website của mình để nhiều người biết đến
rộng rãi và lựa chọn bạn.
6. Sử dụng phần mềm
quản lý nhà hàng
1 yếu tố tưởng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào
thành công trong kinh doanh nhà hàng buffe đó là phần mềm quản lý nhà hàng. 1
phần mềm quản lý nhà hàng tốt sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn sắp bàn cho khách
trong một nốt nhạc, phục vụ nhanh và chuyên nghiệp, hạn chế tối đa nhầm lẫn
order và người quản lý có thể dễ dàng bao quát nhà hàng.
Lên order cho khách nhanh: Nhân viên phục vụ có thể xem sơ đồ
bàn trực quan theo phòng, tầng để xếp bàn cho khách, lấy yêu cầu gọi món của
khách ngay trên thiết bị cầm tay như điện thoại, tablet
Không sai sót, nhầm lẫn order: Phiếu gọi món từ nhân viên
order sẽ chuyển thẳng đến quầy bar/ bếp và chế biến
Thanh toán chính xác, nhanh chóng: Khi nhân viên phục vụ gửi
yêu cầu thanh toán, hóa đơn sẽ được tự động chuyển sang danh sách chờ thanh
toán giúp thu ngân dễ dàng biết bàn nào đang yêu cầu thanh toán để tính tiền
cho khách.
Xem báo cáo kinh doanh mọi lúc mọi nơi: Quản lý nhà hàng có
thể xem báo cáo về tình hình kinh doanh, bao quát hoạt động của nhà hàng qua ứng
dụng bất cứ lúc nào.
Thành công nào cũng sẽ có gian nan, nhưng nếu bạn biết nắm bắt
cơ hội và vượt qua nó thì bạn sẽ là người thành công đấy. Với những kinh nghiệm
mở nhà hàng buffe này hi vọng bạn sẽ tìm được cho mình những gợi ý để tích lũy
vào vốn kinh nghiệm cho mình.
Bạn đừng quên rằng tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng buffe phải
được cân nhắc thật kỹ nhé. Chúc bạn thành công với mô hình kinh doanh nhà hàng
buffe của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét