Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

7 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng để có khởi đầu thuận lợi

Trước khi bắt tay vào kinh doanh bất kỳ mô hình nào đều cần nắm chắc trong tay bản kế hoạch cụ thể, chi tiết. Để sẵn sàng ứng biến, ra quyết định trước những phát sinh trong quá trình thực thi. Trong lĩnh vực nhà hàng cũng vậy, kế hoạch kinh doanh cũng cần được xây dựng bài bản từ những bước nhỏ nhất. Dưới đây là 7 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng cơ bản cho bạn tham khảo nhé.



Bước 1: Xác định nguồn vốn

Nội dung đầu tiên trong bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng đó là xác định nguồn vốn. Lập kế hoạch cần phải bài bản và chi tiết nên ở khâu này hãy liệt kê lần lượt tất cả các khoản chi phí mở nhà hàng. Tính toán cả các khoản phí phòng ngừa rủi ro, dự trữ cho tình hình biến động xấu.

Khi lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn, ngoài chi phí thì bạn còn cần sắp xếp các hạng mục đầu tư theo thứ tự quan trọng giảm dần. Để khi cần ra quyết định lựa chọn đầu tư giữa hai hạng mục, bạn sẽ biết phải đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.

Ví dụ trong trường hợp bạn tìm được một phần mềm quản lý nhà hàng rất tốt, chi phí hợp lý, bắt buộc phải ứng dụng ngay vào mô hình kinh doanh thì lúc này cần lược bớt khâu thiết kế để bù đắp chi phí. Quyết định này phải được đưa ra dựa trên bản kế hoạch, kết hợp với tình hình thực tế, chứ không phải do suy nghĩ chủ quan.



Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Để có kết quả nghiên cứu thị trường chuẩn xác, bạn cần lên kế hoạch các bước thực hiện chi tiết từ A đến Z, trả lời các câu hỏi sau đây:

Bạn cần nghiên cứu thị trường ở những khu vực, địa điểm cụ thể nào?

Bạn có thực hiện khảo sát dân cư không? Sử dụng mẫu khảo sát nào? Đối tượng khảo sát là ai? Khảo sát bao nhiêu người?

Những tiêu chí nào đánh giá mức độ tiềm năng của thị trường?

Thị trường như thế nào là phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn?

Bước 3: Ý tưởng kinh doanh

Lên ý tưởng là một trong những bước quan trọng quyết định tình hình kinh doanh của bạn sẽ đi về đâu trong tương lai. Để có một ý tưởng kinh doanh đúng đắn, bạn hãy liệt kê ra các tiêu chí mà ý tưởng này phải đáp ứng để thỏa mãn nguồn vốn, phù hợp với thị trường, cũng như khớp với năng lực cá nhân của bạn.

Chỉ như vậy ý tưởng mới dễ dàng được hiện thực hóa với chi phí thấp, dễ dàng gia nhập thị trường cạnh tranh khốc liệt.



Bước 4: Phân tích Swot

Ngay sau khi có trong tay ý tưởng kinh doanh, nguồn vốn, thị trường. Dựa vào các thông tin này để phân tích cơ hội, thách thức của mô hình bạn sắp đầu tư vào nhé. Để biết được cơ hội, hãy liệt kê ra các gạch đầu dòng lợi thế của bạn so với đối thủ cạnh tranh có sẵn trên thị trường. Đôi khi những chi tiết nhỏ nhặt như bạn có người thân làm cùng lĩnh vực, bạn có chuyên gia tư vấn cao cấp….Cũng có thể được coi là một lợi thế rồi đó.

Nói đến thử thách, bên cạnh những khó khăn đang hiện hữu trước mắt như số lượng đối thủ cạnh tranh lớn, dịch covid 19… thì bạn còn cần lường trước những thách thức mà mình phải đối mặt trong tương lai.

Ví dụ đơn giản, nếu bạn đang muốn đầu tư vào nhà hàng thức ăn nhanh, thách thức của bạn không chỉ là phải đảm bảo chất lượng thực phẩm, an toàn vệ sinh. Mà còn phải dự phòng cho các rủi ro về sự gia nhập của hàng ngàn đối thủ cạnh tranh trong năm tiếp theo, lên kế hoạch đối phó hữu hiệu.



Bước 5: Xác định khách hàng mục tiêu

Nhiều chủ nhà hàng cho rằng chỉ cần theo dõi xem đối thủ cạnh tranh bán hàng cho ai, đặc điểm nhân khẩu học như thế nào thì khách hàng mục tiêu của mình cũng vậy. Đây là suy nghĩ sai lầm bởi chỉ khác nhau về menu thôi thì đối tượng khách hàng của bạn đã khác xa cả ngàn cây số.

Chính vì thế hãy tư duy theo các bước sau để vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu của mình nhé.

Menu nhà hàng phù hợp với đối tượng khách hàng ở độ tuổi nào, nam hay nữ?

Giá cả phù hợp với khách hàng có thu nhập như thế nào?

Nhà hàng phục vụ vào thời gian nào, khách hàng chủ yếu là khách vãng lai hay dân định cư xung quanh

– Vị trí nhà hàng đặt gần khu dân cư như thế nào, trường học hay văn phòng?

Nếu trả lời hết các câu hỏi trên thì bạn đã hình dung được khách hàng của mình là ai rồi đó. Đây là tập khách hàng mà quán của bạn có thể đáp ứng tốt cả về chất lượng món ăn, dịch vụ và giá cả. Chỉ như vậy mới tăng doanh thu nhanh chóng và có được tập khách hàng trung thành lớn.



Bước 6: Tiến hành thi công

Kế hoạch thi công nhà hàng cũng cần được lên chi tiết cụ thể để xác định từng bước thực hiện. Để có được thông tin này, với mỗi đầu việc bạn cần bổ sung thông tin ngân sách tương ứng, thời gian thực hiện, người phụ trách, người hỗ trợ, những lưu ý quan trọng khi thực thi.

Mặc dù kế hoạch đã được vạch rõ nhưng trong quá trình thực hiện có thể xảy ra các phát sinh không đáng có. Chính vì thế ngay ban đầu bạn cũng cần lên các phương án phòng tránh rủi ro, dự đoán biến động thị trường để ứng biến kịp thời.



Bước 7: Lập kế hoạch quảng cáo, xúc tiến doanh thu

Kế hoạch quảng cáo, xúc tiến doanh thu của nhà hàng thường được lập dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ với những nhà hàng thức ăn nhanh tập trung vào giới trẻ, phương thức truyền thông hữu hiệu nhất là qua mạng xã hội facebook, youtube. Sử dụng poster gắn tại trường học, khu văn phòng.

Tuy nhiên với đối tượng thuộc độ tuổi trung niên, nên sử dụng hình thức xúc tiến thông qua phát tờ rơi, mở chương trình ưu đãi, trải nghiệm thử để thu hút khách hàng tới quán.

Khi lập kế hoạch bạn cũng cần liệt kê rõ chi phí thực hiện, đơn vị hợp tác thực hiện, người phụ trách và các mục tiêu cụ thể. Thông thường các mục tiêu có thể đo lường được của chiến dịch quảng cáo là số lượng người tham gia, chia sẻ thông tin hoặc tương tác với thông tin.

Hãy linh động sử dụng các yếu tố này sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh nhà hàng của mình nhé. Trên đây là toàn bộ các bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng cho bạn áp dụng hiệu quả và có những chuẩn bị tốt trước khi bắt tay vào thương trường cạnh tranh gay gắt. Chúc bạn thành công.

Nguồn: sapo.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blogger Templates