Nhằm hiện thực hóa ‘phép màu thịt lợn’, Trung Quốc đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi lợn. Đễ dự trữ lương thực, hầu hết các nước sẽ bảo quản ngũ cốc và các loạt hạt nhằm lưu trữ dài ngày. Duy có Trung Quốc dự trữ thịt.
Từ năm 2013, khi WH Group
mua lại nhà sản xuất thịt lợn Smithfield của Mỹ, tập đoàn này vừa trở thành nơi
sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới, vừa giúp Trung Quốc dữ trự thịt ngoài biên
giới.
Cùng với việc phương pháp
chăn nuôi lợn theo mô hình công nghiệp, Trung Quốc không gặp vấn đề về an ninh
lương thực, ngay cả khi dịch tả lợn châu Phi (ASF) hoành hành suốt từ 2018 khiến
hàng triệu con lợn bị tiêu hủy.
“Sẽ là một tên ngốc nếu cố
tìm một hộ chăn nuôi lợn tại gia đình”, phóng viên Guardian chia sẻ khi đi thực
tế tại Hồ Bắc và Quảng Châu. Phải mất nhiều ngày, phóng viên này mới tìm được một
nông dân tên Li Jianhu, người Phúc Kiến, và được hứa dẫn vào tham quan trang trại
tăng gia tại gia đình.
Tuy nhiên, khi ASF bùng
phát, cơ sở tăng gia của Li bị buộc phải đóng cửa. Ngay cả Meishan, một trang
trại nuôi lợn phục vụ du lịch ở Thượng Hải cũng chịu chung số phận.
Do dịch vụ y tế ở những cơ sở
chăn nuôi lợn nhỏ khó đảm bảo, Chính phủ Trung Quốc nhân ASF đã cấm hàng loạt
các gia đình chăn nuôi và buôn bán thịt lợn.
Tại Trung Quốc, số trang trại
nuôi lợn ít hơn 50 con chiếm 98%, nhưng chỉ đóng góp một phần ba sản lượng thịt
cả nước. Đó là lý do mà sau nửa năm trời ròng rã, phóng viên Guardian buộc phải
chuyển hướng đến những trang trại nuôi lợn công nghiệp, được truyền hình Trung
Quốc CCTV mô tả là “hiện đại như những nhà máy sản xuất điện thoại”.
Trên màn hình lớn ở một
trang trại nuôi hàng chục nghìn con lợn tại Quảng Châu mà phóng viên Guardian
tham quan, mỗi đàn lợn được theo dõi chặt chẽ xem có dấu hiệu ốm hay bệnh tật
gì không. Tổ trưởng tổ sản xuất cơ sở này nói, lợn rất nhạy cảm và có thể bị ốm
chỉ vì nguồn cung cấp nước thay đổi
Khác với chăn nuôi nhỏ lẻ,
công nhân nuôi lợn công nghiệp hạn chế tiếp xúc với lợn. Mỗi khi cần sự can thiệp,
họ mặc quần áo bảo hộ kín mít, được khử trùng cẩn thận giống như đang lắp ráp
thiết bị điện tử hơn là đi thăm chuồng.
Một trong số những loại thịt
lợn ngon nhất tại Trung Quốc được sản xuất bởi liên doanh giữa NetEase và Ding
Lei, người từng là ông trùm của mảng game.
Từ năm 2009, Ding nhận ra rằng
bạn bè của ông luôn lo lắng mỗi khi ăn tiết canh không rõ nguồn gốc. Ông lập tức
bắt tay vào mảng kinh doanh nông sản mới mẻ, và thành lập công ty có tên
Weiyang.
Trang trại chính của công ty Weiyang nằm ở Lư Sơn, tỉnh Giang Tây. Khắp trang trại được trang bị vô vàn thiết bị điện tử và cảm biến. Nó khiến những người lần đầu đặt chân vào có cảm giác như lạc vào một khu nghỉ dưỡng, hơn là nơi nuôi lợn.
Những con lợn tại đây được đảm bảo sống “sung túc” đến ngày xuất chuồng. Chúng được “tập thể dục”, tắm nắng, có giờ giao lưu định kỳ hàng ngày, và nghe nhạc để giảm căng thẳng trước khi đi ngủ.
Theo Ding, nhà sáng lập công ty, việc lợn bị căng thẳng trước khi mổ có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất, làm tăng nồng độ cortisol khiến tiết canh mất đi vị ngon đặc trưng.
Trước khi NetEase lấn sân sang mảng kinh doanh nông nghiệp thông minh, người Trung Quốc đã nuôi lợn được hàng nghìn năm, và phát triển ra hàng trăm giống lợn có đặc tính, kích cỡ khác nhau.
Với NetEase và Weiyang, họ chỉ tập trung duy nhất vào một giống lai duy nhất giữa Duroc (lớn nhanh, thịt siêu nạc), Landrace (sinh sản nhanh, nhiều) và Yorkshire (nuôi con khéo, dễ thích nghi).
Qua từng thế hệ, các kỹ sư của trang trại lại tiến hành sàng lọc và giữ lại những tính trạng tốt. Những điểm yếu như đuôi dài được chỉnh sửa dần (lợn con thường cắn đứt đuôi nhau nếu nuôi đông). Kết hợp với việc kiểm soát di truyền, hệ thống cho ăn và phân phối nước tự động, lợn khi xuất chuồng luôn ở một kích thước chung.
“Mọi thứ trong xã hội ngày càng được tiêu chuẩn. Lợn cũng vậy. Nhờ quá trình tự động hóa, lợn xuất chuồng có thể chất tương đồng, giống như rau củ quả”, Ding nói.
Trung Quốc không tiêu thụ thịt lợn nhiều như Mỹ, nhưng nguồn thực phẩm này trở thành thiết yếu với cuộc sống người dân, đến mức mà bất cứ thay đổi nào dù nhỏ về giá thịt lợn, cũng có thể làm kinh tế đảo lộn.
Chính bởi vậy, đất nước tỷ dân chưa bằng lòng với việc tự động hóa theo cách Weiyang đã làm. Họ còn phát triển tới mức cao hơn, là sử dụng trí tuệ nhân tại (AI).
Tập đoàn Alibaba là nơi đi đầu trong việc sử dụng AI vào nông nghiệp. Sản phẩm mới của họ, ET Agricultural Brain hướng đến việc tạo ra một “phép màu thịt lợn” trong tương lai gần. Kế hoạch đã được Alibaba triển khai cùng với Tequ Group, một công ty thực phẩm có trụ sở tại Tứ Xuyên. Họ đặt mục tiêu đầy tham vọng: 10 triệu con lợn trong năm 2020.
Jintong, một chuyên gia về điện toán đám mây của Alibaba, lạc quan về khả năng nuôi hàng triệu con lợn trong trang trại. Bằng cách sắp xếp dữ liệu về từng con lợn AI, mỗi con lợn được đóng dấu riêng để nhận dạng, tương tự mã QR.
Dữ liệu sẽ được đưa vào mô hình mà Alibaba quản lý, giúp theo dõi lợn trong thời gian thực, thông qua video, cảm biến nhiệt độ cơ thể và âm thanh. Thông qua các kênh này, bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào của lợn sẽ được nhận biết. Thông qua AI, người chăn nuôi sẽ biết chính xác phải làm gì với từng cá thể.
“Tất cả những gì chúng tôi làm chính xác 100%, nhờ dựa theo dữ liệu, thay vì quan sát bằng mắt và chẩn bệnh lâm sàng. Càng nhiều lợn được đưa vào hệ thống phân tích, chúng ta càng có nhiều cách để quản lý. Bất kỳ khách hàng nào, nếu sử dụng mô hình AI của chúng tôi, cũng sẽ tự tìm ra cách giải quyết vấn đề”, Jintong lý giải.
Máy móc đang dần thay thế con người trong mọi công việc, và chăn nuôi lợn không phải ngoại lệ. Tại Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Alibaba đã bắt đầu mở các lớp đào tạo cho những nông dân trẻ cách sử dụng AI để chăn nuôi lợn. Thay vì phải vất vả chăm lợn từ sáng đến tối, thế hệ nông dân trẻ này chỉ cần ngồi một chỗ, bấm nút là có thể quản lý đàn lợn hàng triệu con.
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét