Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Muốn làm giàu từ chăn nuôi heo, bà con phải học cách chăm chuồng heo

Bà con thân mến! Làm giàu từ chăn heo là một trong những hình thức phổ biến ở nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu muốn thành công, bên cạnh các yếu tố như giống heo, thức ăn cho heo, việc làm chuồng heo đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây, là cách thực hiện chi tiết làm chuồng heo mà chúng tôi chia sẻ bà con có thể tham khảo.

1. Nền chuồng

Không chỉ riêng với heo mà với hầu hết các loại hình chăn nuôi khác, chuồng nuôi đều phải được xây thông thoáng, với nền cao, sạch sẽ cũng như dễ làm vệ sinh. Để tiết kiệm chi phí trong việc làm chuồng heo, bạn nên làm chuồng bằng đệm lót sinh thái Balasa N01.

Cụ thể, nền dưới đất bà con cho trải một lớp trấu dày khoảng 30 cm, phía trên rải 1 lớp men sinh học, tiếp theo rải 1 lớp xơ dừa hoặc mùn cưa.

Phân và nước tiểu heo thải ra sẽ nuôi vi khuẩn men sinh học phát triển, sau đó chính lớp men sinh học sẽ phân hủy toàn bộ phân và nước tiểu của heo làm mất hết mùi hôi. Đặc biệt, sau một vài chu kỳ nuôi, toàn bộ phần lớp xơ dừa hoặc mùn cưa phía trên được thu gom lại và trở thành phân bón sinh học cho cây trồng rất hiệu quả. Hiện có nhiều đơn vị đang đặt mua loại phân này, số tiền thu được trại dùng tái đầu tư trở lại làm Balasa N01 mới.

Sở dĩ chuồng nuôi bằng đệm sinh học không có mùi là do trong men sử dụng nhóm các vi sinh vật, có chức năng tiêu hóa những chất dinh dưỡng còn sót lại trong phân thành chất không mùi. Không chỉ giúp giảm triệt để mùi phân, mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học còn giúp giảm 60% công lao động và chi phí điện bơm nước rửa chuồng, tắm cho đàn lợn và xây hầm biogas.


2. Vách và cửa chuồng

Nếu chăn nuôi lợn thịt với số lượng lớn, giữa các chuồng cần phải có vách ngăn. Vậy lựa chọn vách ngăn với thiết kế như thế nào sao cho hợp lý là điều không phải ai cũng biết.

Để tạo môi trường thông thoáng, bạn hãy sử dụng vách làm từ song sắt với chiều cao từ 0,8 đến 1m. Nếu muốn sử dụng vách bằng gạch, bạn nên để những khe hở để gió có thể luồn qua.

Với vách là như vậy, còn với cửa chuồng thì sao? Bạn nên thiết kế cửa chuồng rộng để thuận lợi cho việc chăn nuôi, nhất là khi đóng mở và di chuyển heo. Ngoài ra, một trong những đặc trưng của heo là có thói quen cắn phá cửa. Vì vậy, chất liệu sắt sẽ là lựa chọn tốt nhất.

3. Diện tích chuồng

Diện tích chuồng chăn nuôi heo có sự thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng của heo. Vì thế, để đảm bảo cho heo phát triển tốt nhất, bạn nên thiết kế chuồng hơi rộng để sử dụng lâu dài. Trung bình diện tích dành cho heo thường là 0,8 – 1 m2/con.

Tùy vào quy mô chăn nuôi mà các bạn có thể xây chuồng với số lượng nhiều hay ít. Để tiện lợi cho việc chăm sóc, bạn nên xây dựng 1 dãy chuồng có hành lang và hệ thống mương thoát nước ở phía sau. Tuy nhiên, nếu diện tích đất vuông, bạn có thể thiết kế hai dãy chuồng song song cũng vô cùng hợp lý.

4.  Mái chuồng

Với mái chuồng chăn nuôi heo, bà con nên lựa chọn mái làm bằng chất liệu như: lá, tranh vừa tiết kiệm chi phí, vừa chống nóng cho heo vào mùa hè. Trong trường hợp phải sử dụng mái tôn, bà con nên xây máy cao để giảm sức nóng cho heo vào mùa hè. Bên cạnh đó, việc sử dụng quạt thông gió cũng là lựa chọn hữu hiệu.

5. Vật dụng ăn, uống

Vật dụng ăn uống cho heo cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, tùy vào quy mô chăn nuôi lớn hay nhỏ bà con có thể lựa chọn máng ăn phù hợp cho heo. Máng có thể là chất liệu sành hay gỗ.

Với máng uống, bên cạnh sử dụng sản phẩm tương tự như máng ăn, bà con có thể sử dụng các loại núm uống tự chảy vừa đáp ứng được nhu cầu của heo, vừa tiết kiệm nước. Khi lắp đặt, bạn chỉ cần lưu ý thiết kế núm uống có độ cao từ 25-40 cm so với nền chuồng là được.

Nguồn:chephamsinhhoc.net

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blogger Templates