Kinh doanh vỉa hè là công việc không hề đơn giản! Tuy nhiên, chỉ cần nắm được các kinh nghiệm dưới đây, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi bước chân vào mô hình này. Bài viết sẽ giả đáp toàn bộ những thắc mắc của bạn về hoạt động bán hàng trên vỉa hè, từ đó tận dụng cơ hội để thành công.
1. Kinh doanh vỉa hè,
nghề kiếm tiền dễ mà không dễ!
Chưa ở đâu hoạt động kinh doanh vỉa hè lại diễn ra sầm uất
như ở Việt Nam. Trước kia, đối tượng thực hiện hoạt động này chủ yếu là người
có học vấn thấp, người cao tuổi (lao động sử dụng ít chất xám) nên chỉ cần chút
vốn, bạn có thể thuê vỉa hè bán hàng. Chính vì thế hoạt động bán hàng trên vỉa
hè thời ấy khá tạp nham, không có quy định và tổ chức rõ ràng.
Ngày nay, luật buôn bán/kinh doanh vỉa hè có nhiều đổi khác,
mục đích kinh doanh và đối tượng thực hiện hoạt động này cũng phong phú hơn rất
rất nhiều. Chúng ta có thể thấy cô nàng Chaiko – sinh viên một khoa “hot” của Học
viện Báo chí bán trà Ma-rốc thu lợi nhuận khủng mỗi đêm. Rồi nhưng cô cậu sinh
viên mới lên nhập học bán bỏng ngô để “phát triển kỹ năng mềm”…
Càng ngày, bán hàng vỉa hè càng trở thành nghề cạnh tranh khốc
liệt, với những khó khăn chồng chất khó khăn mới phát sinh. Vậy làm cách nào để
tạo nên lợi thế cạnh tranh vững chắc?
2. Kinh nghiệm kinh
doanh vỉa hè bạn cần biết
2.1. Thuê vỉa hè bán
hàng
Thuê vỉa hè bán hàng thực cũng chẳng phải chuyện đơn giản; đặc
biệt khu vỉa hè Hà Nội – cực kỳ đắt đỏ. Lân la nói chuyện với chị bán xôi chè ở
Bát Đàn, tôi biết được giá thuê mặt bằng chỗ chị ngồi bán xôi trước kia (có cả
vỉa hè rộng 3m và khoảng 15 m2 trong nhà) giá 30 triệu/tháng.
Tất nhiên, nếu bạn là người mới khởi nghiệp và không có nhiều vốn, bạn chưa biết bán vỉa hè cần những gì, mặt hàng kinh doanh của bạn chưa rõ lãi lời như nào, bạn không cần đầu tư quá mạnh tay vào khoản này.
Bạn chỉ cần thuê vỉa hè bán hàng ở một khu nho nhỏ, vị trí
thuận lợi (không nhất thiết phải là phố cổ); để ổn định vị trí kinh doanh. Khi
thuê vỉa hè kinh doanh, bạn cần cực kỳ quan tâm đến vấn đề giấy tờ, rõ ràng,
minh bạch các thỏa thuận với người cho thuê.
Thực tế, việc thuê vỉa hè bán hàng ở khu vực các thành phố lớn
(Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…) vẫn rất tốn kém, dù diện tích thuê có nhỏ đến đâu đi
nữa. Còn giải pháp trước mắt cho các bạn mới tập tành kinh doanh thì nên chọn
các mặt hàng tiện lợi, cơ động – buôn bán tại những khu vỉa hè đông người qua lại
(cổng các trường đại học, vỉa hè các khu phố ăn vặt cho sinh viên…). Đây là
cách làm tạm thời, nhưng giúp bạn giải quyết được vấn đề khá lớn trước mắt liên
quan đến vốn thuê mặt bằng kinh doanh.
2.2. Kinh nghiệm buôn
bán vỉa hè bạn cần biết
Nói về luật kinh doanh buôn bán vỉa hè, có hai vấn đề liên
quan đến luật tôi muốn đề cập trong bài viết này.
Thứ nhất, về quy định luật của nhà nước: Điều 35 Luật giao
thông đường bộ năm 2008 cho biết: vỉa hè chỉ được sử dụng vào mục đích giao
thông; tất cả các mục đích sử dụng khác cần được sự cho phép của UBND cấp tỉnh
nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Thứ hai, luật kinh doanh vỉa hè còn được hiểu là luật trong
thế giới ngầm. Kinh doanh tại một địa bàn nào đó, bạn cần biết được các “thế lực”
đứng phía sau ở khu phố đó, tiến hành “làm luật” ở đó để có được sự “bảo kê” tốt
nhất, cho việc buôn bán được thuận lợi.
2.3. Lường trước các
khó khăn khi kinh doanh vỉa hè
Yếu tố thời tiết là một trong những khó khăn “chợt đến, chợt đi” mà không bao giờ hẹn trước (hoặc có hẹn thông qua anh dự báo nhưng lại sai hẹn liên tục). Mỗi loại hình kinh doanh vỉa hè khác nhau, thời tiết mưa – nắng – nóng – lạnh lại có ảnh hưởng khác đến việc buôn bán của bạn. Vì vậy, hãy chuẩn bị trước một chiếc bạt, hoặc ô dù… để che nắng, che mưa cho khách.
Công an, trật tự phường là mối lo ngại lớn nhất đối với những
người bán hàng trên vỉa hè. Bất cứ lúc nào bạn cũng phải chuẩn bị tinh thần sẵn
sàng dọn đồ, sẵn sàng chạy; đôi khi còn bất chấp bỏ của chạy lấy người.
Thông thường, trong thế giới ngầm vỉa hè sẽ có những bảo kê
giúp báo trước cho bạn khi sắp có đợt kiểm tra để dọn hàng, và tất nhiên bạn sẽ
phải trả một khoản phí để được vào danh sách này. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn
có chỗ làm việc trước rồi mà hàng hóa vẫn lên xe về phường như thường.
2.4. Cảnh giác và tự bảo
quản tài sản
Tại sao tôi lại khuyên bạn cần lưu ý vấn đề này? Vì đặc tính
của ngành kinh doanh vỉa hè sẽ có những lúc khách đông nườm nượp. Với các khách
hàng có ý thức thì không sao nhưng những kẻ vô ý và có một chút tâm xấu, họ sẽ
nhanh chóng chuồn lẹ trong lúc bạn mải phục vụ bàn khác. Tất cả công sức lãi lời
coi như đi tong khi chẳng may vớ phải những vị khách như vậy.
2.5. Kinh doanh vỉa hè
đừng bỏ qua kênh bán hàng online
Thời đại internet và “smartphone hóa” đã mang đến 45 triệu
người thường xuyên online mỗi ngày để tìm kiếm thông tin và mua sắm. Vì thế, về
xu hướng lâu dài bạn cần có một website bán đồ ăn vặt online và kết hợp cùng
bán trên vỉa hè để tăng cao hơn lợi nhuận.
Cuộc sống bận rộn, rất ít người có thời gian rảnh để lang
thang vỉa hè tìm kiếm món ăn họ thích, thay vào đó là họ tranh thủ vào mạng tìm
kiếm các món ăn vặt online và nhấc điện thoại gọi chủ quán ship hàng tới.
Hãy cứ nghĩ mà xem, dù kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè của bạn
có nhiều đến thế nào thì bạn không thể gắn bó cả đời với cái nghiệp bán hàng
rong ruổi vỉa hè như thế được, rồi sẽ đến lúc “mỏi gối chùn chân” chúng ta phải
dừng lại, hoặc vỉa hè bị giải tỏa, hoặc tăng giá cho thuê…
Nhưng nếu biết nắm bắt xu hướng và dịch chuyển dần sang hình thức online thì cuộc sống sau này của bạn không còn vất vả nữa. Nếu trước mắt vốn chưa có nhiều thì cứ bán trên vỉa hè.
Nhưng khi tích cóp được khoảng 10 triệu tiền lãi thì hãy
nghĩ ngay đến chuyện đầu tư một website bán hàng và dịch chuyển sang cả kênh
bán online nữa. Hãy bỏ túi cho mình kinh nghiệm cần thiết này nhé!
Cũng đừng quá lo lắng rằng bán hàng online khó, vì hầu như mọi
giải pháp bán hàng bạn đều sẽ được cung cấp sẵn, công việc bán đồ ăn vặt online
hàng ngày của bạn chỉ là tìm cách tiếp cận khách hàng tiềm năng, làm các món
ăn, nhận đơn hàng và giao hàng cho khách.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn có thể xem chi tiết
trong bài viết 7 Cách bán hàng online hiệu quả, bạn có thể tìm thấy mọi thứ
mình cần để tăng thêm kinh nghiệm kinh doanh cho mình nhé.
3. Kinh doanh vỉa hè
cần những mặt hàng gì?
Những mặt hàng được bán trên hè phố thường có giá rẻ và rất
phong phú, đa dạng. Bạn cần cân nhắc rất nhiều yếu tố để chọn ra một mặt hàng
“ngon” nhất đối với bản thân mình và triển khai kế hoạch.
Những mặt hàng được giới trẻ buôn bán, kinh doanh nhiều trên
vỉa hè có thể kể đến: đồ ăn vặt (trà sữa, bánh mì, thịt nướng, ngô nướng…); quần
áo giảm giá; sách hạ giá; xôi, chè; hoa –quà tặng – đồ lưu niệm; nướng – lẩu…
Bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết 5 mặt hàng kinh
doanh vỉa hè kiếm tiền triệu mỗi ngày để lựa chọn mặt hàng phù hợp với mình
nhé.
Với những bạn có ý định kinh doanh đồ ăn sáng vỉa hè, cũng
có thể tìm hiểu các ý tưởng bán đồ ăn sáng trong bài viết: Hốt bạc triệu nhờ
kinh doanh đồ ăn sáng để tham khảo thêm.
Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm các phần mềm quản lý nhà
hàng, order để tăng tính chuyên nghiệp trong khâu phục vụ. Thật đáng nhớ khi đến
ăn tại một quán vỉa hè nhưng lại được phục vụ không khác gì nhà hàng, chắc chắn
khách hàng của bạn sẽ quay lại lần hai cho mà xem. Tham khảo 5 gợi ý sau đây để
lựa chọn cho mình phần mềm giá tốt, chất lượng tốt, dễ sử dụng nhé.
Nếu bạn là chủ của một quán ăn vỉa hè thì phần mềm order là
một trợ thủ đắc lực không thể thiếu. Công cụ này giúp bạn kinh doanh hiệu quả từ
việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho đến tiết kiệm chi phí quản lý.
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè sẽ giúp ích
cho bạn khi mới bắt đầu. Trong quá trình kinh doanh nếu gặp khó khăn gì có thể
để lại ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới để cùng trao đổi nhé. Chúc
bạn thành công!
Nguồn: Sapo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét