Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Học Cách Kinh Doanh Nhỏ – Những Lỗi Căn Bản Thường Gặp

Bạn có nghĩ kinh doanh nhỏ cũng cần phải học. Học cách kinh doanh nhỏ để tránh những lỗi nghiêm trọng thường gặp do tâm lý chủ quan dưới đây.

1.SAI LẦM ĐẦU TIÊN: LUÔN NGHĨ RẰNG CẦN RẤT NHIỀU VỐN MỚI KINH DOANH ĐƯỢC.

Suy nghĩ này sẽ khiến bạn không bao giờ chính thức làm một cái gì hết, “không có tiền làm sao tôi kinh doanh được”, suy nghĩ này không sai, nhưng cũng không phải là rào cản nhất định khiến bạn phải dừng ý định kinh doanh nhỏ của mình. Vì vậy nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhưng chưa dám bắt tay vào việc kinh doanh thì hãy học cách kinh doanh nhỏ ngay từ bây giờ bạn nhé!

Bản chất của kinh doanh nhỏ có thể chia làm hai loại: loại nhạy cảm với vốn (nghĩa là cần nhiều vốn ngay từ ban đầu, vốn trực tiếp), loại ít nhạy cảm với vốn (ít phải bỏ tiền trực tiếp). Có nghĩa là có những loại hình kinh doanh bạn không cần quá nhiều vốn mà chủ yếu cần ý tưởng và thời gian (môi giới, đại lý, quảng bá sản phẩm…) hoặc chỉ cần một số vốn rất ít.

Cái bạn cần để học cách kinh doanh nhỏ là một ý tưởng tốt và một bản kế hoạch cụ thể rõ ràng có tính dự báo. Không có hai yếu tố trên, thì dù có nhiều vốn bạn cũng sẽ phá sản rất nhanh. Thị trường không quan tâm bạn bỏ ra bao nhiêu tiền, chỉ cần biết bạn cung cấp đúng mặt hàng hay không mà thôi.


2. CHẦN CHỪ VÀ KHÔNG KIÊN TRÌ.

Bắt đầu kinh doanh muộn sẽ khiến bạn mất rất nhiều thứ. Đã bao nhiêu lần bạn nảy ra một ý tưởng kinh doanh nhưng không dám làm vì lo sợ, để rồi sau đó thấy những cơ sở kinh doanh như thế bỗng phất lên? Cảm giác rất nuồi tiếc đúng không. Hơn nữa, bắt đầu kinh doanh càng sớm bạn càng có thị phần và thời gian xây dựng thương hiệu lâu bền hơn. Học cách kinh doanh nhỏ không có nghĩa là bạn được phép làm nó muộn, bởi nhu cầu thị trường không chờ đợi ai cả.

Và bạn cần kiên trì, nghĩa là quyết tâm của bạn cũng cần đủ lớn. Học cách kinh doanh nhỏ cũng giống như học cách kinh doanh lớn, hay làm bất kỳ việc gì. Không kiên trì, bạn sẽ gục ngã trước rủi ro và khó khăn. Trong kinh doanh, những thứ như vậy không bao giờ thiếu.

3. XÁC ĐỊNH NHẦM PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG HOẶC KHÔNG TẬP TRUNG VÀO KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG.

Muốn hạn chế điều này bạn buộc phải tăng cường điều tra và thu thập thông tin ngoài thực tế dựa trên nhu cầu thị trường. Xác định không chính xác đối tượng mình cần nhắm tới, sẽ khiến mọi kế hoạch kinh doanh, pr, tiếp thị của bạn đi sai đường và không thu được kết quả nào. Học cách kinh doanh nhỏ cũng cần phải có tầm nhìn về thị trường và nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.

Hãy tập trung vào những khách hàng sẽ quay lại hay hỏi bạn “đã có hàng mới chưa?”, hãy tỏ ra trung thành và ưu tiên nhóm khách này hơn.

4. KHÔNG TẬP TRUNG.

Bạn ôm đồm quá nhiều thứ, quá nhiều ý tưởng để làm. Bạn nghĩ là bạn có thể làm được, điều này hoàn toàn đúng về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế, với sức khở và 24 giờ như bao người, thật sự số lượng công việc bạn làm được là có giới hạn. Bạn có thể ép bản thân mình trong thời gian đầu, nhưng về lâu dài chắc chắn không phải điều khả thi. Hơn nữa, mặc dù là học cách kinh doanh nhỏ, nhưng sự ôm đồm quá nhiều của bạn cũng khiến bạn không còn sự “chuyên nghiệp” trong mắt khách hàng.

5. QUÁ TẬP TRUNG.

Tức là bạn kinh doanh quá ít mảng. Điều này thực chất cũng không hề tốt. Ví dụ khi bạn chỉ chuyên tâm kinh doanh trên một phân khúc khách hàng, sẽ không thể phòng ngừa rủi ro cho bạn khi xảy ra biến động ở nhóm khách hàng này. Hoặc chỉ kinh doanh độc nhất một mặt hàng mà không có các sản phẩm bổ trợ hoặc sự so sánh, cũng tăng tính rủi ro trong kinh doanh lên khá cao. Chuyên nghiệp hóa không có nghĩa là chỉ kinh doanh duy nhất một món hàng, mà kinh doanh trong một mảng.

6. KHÔNG TẬP TRUNG VÀO DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG.

Bạn biết đấy, dù là học cách kinh doanh nhỏ, nhưng không có nghĩa là bạn không coi khách hàng ra gì. Có thể mỗi món hàng bạn bán mang lại lợi nhuận cho bạn không cao, hay một lần bán sẽ không được nhiều. Nhưng mỗi người khách đều là một thị trường và là chính tương lai sau này của khởi nghiệp của bạn.

7. BẠN NGẠI LÀM NHỮNG VIỆC NHỎ.

Bạn chỉ muốn ngay lập tức thực hiện những “ý tưởng lớn lao” hoành tráng mà ngại làm những việc nhỏ. Thật ra khi khởi sự, chúng ta đều rất hạn chế về kinh nghiệm, nguồn vốn, nhân lực, học cách kinh doanh nhỏ…nên việc bắt đầu với những dự án kinh doanh lớn là rất khó và xác suất thất bại tương đối cao. Sẽ có 3 khả năng có thể xảy ra:

Bạn sẽ thành công: Khả năng này có, nhưng ít xảy ra, đòi hỏi sự xuất sắc thực sự và mô hình kinh doanh mang tính đột phá. Điều này không phải ai cũng có thể làm được.

Bạn sẽ (được tạo cơ hội làm) và thất bại: Khả năng này xảy ra khá nhiều, thất bại do yếu tố kinh nghiệm chưa đủ đáp ứng cho các mô hình kinh doanh lớn

Bạn sẽ cứ mãi dừng ở mức “dự định”: Bạn không có đủ lực để bắt đầu, đơn giản vì mô hình đó đòi hỏi quá nhiều hơn những thứ bạn có. Tình huống này thường xảy ra nhất.

Theo tôi, bạn nên bắt đầu từ những việc nhỏ, học cách kinh doanh nhỏ để tích lũy kinh nghiệm, quan hệ, hiểu biết cũng như vốn để có thể chuẩn bị cho những dự án lớn sau này. Nếu không qua những dự án nhỏ, bạn sẽ khó có thể vận hành trơn tru những dự án lớn, nếu có.

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn phần nào trong việc củng cố những kế hoạch của bản thân và có cái nhìn thực tế hơn với việc học cách kinh doanh nhỏ. Nhỏ không có nghĩa là được phép coi nhẹ những điều căn bản bạn nhé!

Nguồn: Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Blogger Templates