Những điểm cần lưu ý nhất trong kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản, bên cạnh áp dụng kỹ thuật cần lưu ý những điểm này để heo sinh sản đàn con khỏe mạnh, đẻ nhiều con, nái nhanh phục hồi và chuẩn bị phối giống, mang thai lần tiếp theo. Chăn nuôi heo nái sinh sản là những kỹ thuật khó, càng lưu ý nhiều, bà con càng dễ nuôi heo co năng suất cao.
Lưu ý chăn nuôi heo
nái sinh sản thời kỳ hậu bị
Giai đoạn hậu bị được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng,
heo phát triển và hòa thiện cơ thể, hoàn thiện chức năng sinh dục và những yếu
tố cần thiết cho việc sinh sản lần đầu. Nếu phương pháp nuôi heo nái sinh sản
giai đoạn hậu bị không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo, ảnh
hưởng tới heo con. Trong thời kỳ nái hậu bị, bà con hãy lưu ý những điểm sau:
Cho heo ăn loại cám phù hợp thay vì ăn cám giống như những
heo khác. Thành phần, khẩu phần ăn của heo có thể thay đổi theo giống heo, mức
nhu cầu của heo. Không nên để heo ăn cám không phù hợp, khả năng ăn kém, heo
quá gầy, cũng không nên để heo ăn quá mất kiểm soát khiến heo bị béo quá. kỹ
thuật nuôi heo nái sinh sản cần đảm bảo heo đủ trọng lượng, đủ độ dày mỡ, heo
không quá gầy hay quá béo.
Nuôi heo thịt có nhiều bà con bỏ qua khâu vắc xin phòng bệnh,
tuy nhiên đối với heo nái, bà con cần hoàn thành quá trình tiêm vắc xin trước
khi heo phối giống lần đầu tiên. Chăn nuôi heo nái sinh sản giống như một mục
tiêu, kế hoạch dài hơi, vì vậy, bà con cần chuẩn bị tốt nhất cho heo. Phòng bệnh
cho heo nái đầy đủ sẽ giúp con sinh ra khỏe, sức đề kháng tốt hơn.
Trong khoảng thời gian 210 đến 230 ngày tuổi, nên cho heo
nái hậu bị phối giống lần đầu. Mỡ lưng heo hậu bị cần đạt mức 1,9cm. Trước khi
phối giống cần chắc chắn rằng heo hậu bị đang ở căn chuồng diện tích thoải mái,
không bị gò bó, chật chội và có thể gây stress. Nuôi heo theo kỹ thuật chăn
nuôi heo nái sinh sản cần chú ý tới những điểm nhỏ nhất có thể tác động gây hại
cho heo.
Xử lý heo chậm lớn
giai đoạn 13 đến 18 tuần tuổi
Heo giai đoạn 13 tuần đến 18 tuần có thể gặp tình trạng kém
ăn, chậm lớn, tăng trọng không đạt yêu cầu đối với chăn nuôi heo nái sinh sản.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ di truyền, bệnh tật hay do chuyển cám nhanh, để
heo bị đói từ 18 đến 24 tiếng.
Nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục để xử lý vấn đề này.
Nếu heo chậm lớn do chuyển cám, bà con cần điều chỉnh lại ngay, ví dụ như chuyển
từ cám viên sang cho heo nái ăn cám bột, cần khoảng 2 tuần để quá trình chuyển
đổi hoàn thành.
Vào ngày trời nắng nóng, cần cho heo uống đủ nước để khả
năng ăn của heo không bị giảm đi. Chăn nuôi heo nái sinh sản cần có biện pháp
giúp heo duy trì khả năng tiêu thụ cám đều đặn, tăng trưởng đều và không bị
gián đoạn.
Xử lý tình trạng heo nái không mang thai mùa nắng nóng
Tỉ lệ heo mang thai mùa nóng giảm rõ rệt, điều này làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cách
thiết kế chuồng trại của bà con. Làm sao để tăng tỉ lệ thụ thai trong chăn nuôi
heo nái sinh sản? Bà con cần tiến hành che nắng, chắn nắng rọi trực tiếp xuống
chuồng, đặc biệt là nắng chiều. Tăng cường hệ thống quạt gió làm mát, quạt hút
mùi và thông khí.
Đảm bảo mật độ heo trong trại hợp lý, đặc biệt là giai đoạn
hậu bị, nhiều bà con nuôi heo hậu bị nhốt chung theo đàn, những ngày nắng nóng
cần đảm bảo mật độ heo nái trong chuồng heo. Chuồng nuôi heo nái sinh sản hiệu
quả hiện nay thường chia ngăn riêng cho từng con, bà con có thể áp dụng theo
cách này để chuồng nuôi heo nái hậu bị đạt tiêu chuẩn hơn.
Nên duy trì ánh sáng, độ sáng chuồng trại cho heo ở giai đoạn
mang thai và giai đoạn đẻ giống nhau, như vậy sẽ không làm giảm khả năng ăn của
heo. Việc thiết kế ánh sáng, độ sáng là một kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản quan
trọng mà không phải trang trại nào cũng làm được.
Tính toán cân đối chi
phí chăn nuôi heo nái sinh sản
Việc quá tập trung vào năng suất heo đầu ra đôi khi khiến bà
con quên đi việc tính toán chi phí đầu vào. Bà con nên cân đối lại vấn đề này.
Ví dụ như nuôi một lượng heo nái vừa phải, số lượng heo con đầu ra thấp hơn,
nhưng chi phí ban đầu bỏ ra để có một heo con giống lại thấp thì trên thực tế
bà con sẽ có lãi nhiều hơn. Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản để có
hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
Chú ý từ những khâu lớn cho tới khâu nhỏ nhất sẽ giúp bà con
rút ra được kinh nghiệm quý báu đối với công việc chăn nuôi heo nái sinh sản của
gia đình. Heo nái với đặc thù là nuôi nhiều năm, cần sinh sản lâu dài, vì vậy,
bà con cần xác định đầu tư có bài bản, hợp lý ngay từ đầu. Cách chăn nuôi heo
nái cũng cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật chuyên môn để việc chăn nuôi trở
nên hiệu quả nhất. Với kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản chúc bà con có một vụ
thu năng suất.
Nguồn: biospring.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét